Từ góc độ cộng đồng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 53 - 60)

1. Khả năng nhận thức và áp dụng Luật cạnh tranh

Những thiệt thòi các nhà đầu tư của Công ty Hoà Bình phải gánh chịu gồm:

STT Tiêu chắ Thủ tục thay đổi đăng kắ kinh doanh

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

1. Thời gian thực 5 ngày làm việc 15 ngày làm việc nếu theo thủ

Trường hợp 2: Công ty Hoà Bình bán 30% cổ phần cho một Công ty của Singapore. Sau khi hoàn thành thủ tục nội bộ, Công ty thực hiện thủ tục pháp lý tại phòng đăng kắ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 102/2010/NĐ-CP. Phòng đăng kắ kinh doanh không thụ lý hồ sơ bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Công ty Hoà Bình. Công ty Hoà Bình phải thực hiện thủ tục tại phòng đầu tư nước ngoài. Những thiệt thòi mà Công ty Hoà Bình phải gánh chịu gồm những gì?

hiện thủ tục tục đăng kắ đầu tư; 30-45 ngày làm việc nếu theo thủ tục thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư

2. Hồ sơ i. Thông báo

thay đổi nội dung đăng kắ kinh doanh ii. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; iii. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông; iv. Danh sách cổ đông v. Bản sao chứng thực đăng kắ kinh doanh của cổ đông là pháp nhân góp vốn. i. Giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;

ii. Điều lệ Công ty; iii. Danh sách cổ đông; iv. Hợp đồng liên doanh;

v. Báo cáo năng lực tài chắnh của nhà đầu tư;

iv. Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cổ đông là cá nhân; v. Đối với cổ đông là pháp nhân nước ngoài: Bản sao đăng kắ kinh doanh được cơ quan cấp đăng kắ kinh doanh chứng thực không quá ba tháng, Điều lệ, Báo cáo tài chắnh kiểm toán Tất cả tài liệu do cổ đông nước ngoài cung cấp phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch sang tiếng Việt.

v. Đối với cổ đông là pháp nhân Việt Nam: Bản sao chứng thực đăng kắ kinh doanh, Điều lệ, Báo cáo tài chắnh.

vi. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở như: hợp đồng thuê/mượn trụ sở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/quyền sở hữu nhà ở. 3. Ngành nghề đăng kắ kinh doanh Giữ nguyên ngành nghề đăng kắ kinh doanh trừ những ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài

không được đầu tư theo cam kết WTO

Phụ thuộc vào kết quả thẩm tra của các cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có thể phải loại bỏ nhiều ngành nghề đã đăng kắ kinh doanh. 4. Kết quả nhận được Giấy chứng nhận đăng kắ kinh doanh sửa đổi.

Giấy chứng nhận đầu tư với mã số hoàn toàn mới và không có bất kì quy định nào ghi nhận kinh nghiệm của doanh nghiệp từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng kắ kinh doanh.

Cũng với phương pháp SCM, kết quả tắnh toán cho thấy, nếu thực hiện theo thủ tục thay đổi đăng kắ kinh doanh, doanh nghiệp chi phắ 2.132.440 đồng, tuy nhiên, nếu thực hiện theo thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp sẽ thiệt hại gần 4 lần 9.683.560 đồng. Bên cạnh những thiệt hại về chi phắ gia nhập thị trường, nhiều doanh nghiệp nếu không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận sẽ phải loại bỏ nhiều ngành nghề ra khỏi đăng kắ kinh doanh, thậm chắ phải loại bỏ

những ngành nghề đang là hoạt động kinh doanh chắnh của doanh nghiệp. Bất hợp lý hơn là doanh nghiệp được nhận một giấy chứng nhận đầu tư như thể họ là pháp nhân hoàn toàn mới, vừa gia nhập thị trường, không một quy định nào trên giấy chứng nhận đầu tư ghi nhận kinh nghiệm vốn có của doanh nghiệp, trong khi, về bản chất doanh nghiệp vẫn chắnh là doanh nghiệp và đã gia nhập thị trường từ rất lâu.

Sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài còn thể hiện ở hành vi: không thụ lý hồ sơ thay đổi đăng kắ kinh doanh của doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp. Thực hiện quy định tại Nghị định 139/2007/NĐ-CP rất nhiều doanh nghiệp có sở hữu vốn/cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã ra đời theo thủ tục đăng kắ kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng kắ kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phát sinh nhu cầu thay đổi đăng kắ kinh doanh cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp (thay đổi địa chỉ trụ sở chắnh, tên gọi, người đại diện theo pháp luật, ngành nghề, vốnẦ) và doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi

đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng kắ kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhưng câu trả lời doanh nghiệp nhận được từ cơ quan đăng kắ kinh doanh là: không thụ lý hồ sơ của doanh nghiệp với lắ do có vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, muốn thay đổi, doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại phòng đầu tư nước ngoài. Trong một thời gian dài, từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010, rất nhiều doanh nghiệp đã không thể thực hiện được thủ tục thay đổi đăng kắ kinh doanh. Có doanh nghiệp đã chuyển sang trụ sở mới, hoạt động cả năm, bị thị trường phạt nhiều lần nhưng cũng không thể hoàn thành thủ tục vì theo thủ tục thay đổi đăng kắ kinh doanh thì không được cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ mà theo thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư thì mất rất nhiều thời gian, tốn kém chi phắ và doanh nghiệp gặp phải câu chuyện bất hợp lắ giống như trường hợp doanh nghiệp bán cổ phần/vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài như đã đề cập ở trên. Bỏ mặc là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Sự phân biệt đối xử còn tồn tại phổ biến giữa khối doanh nghiệp Nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân. Ngoài sự khác biệt trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận cơ hội kinh doanh, khối doanh nghiệp Nhà nước hiện đang được hưởng nhiều ưu đãi và thuận lợi hơn khối doanh nghiệp tư nhân khi họ tiếp cận với cơ quan hành chắnh Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp tư nhân bức xúc đã phát biểu tại Diễn đàn cải cách thủ tục hành chắnh do tổ chức Tài chắnh Quốc tế tại Việt Nam (IFC) tổ chức rằng: Khi nào trong tư tưởng của người Việt Nam, con đẻ và con nuôi được đối xử bình đẳng và ưu ái như nhau thì khi đó, khối doanh nghiệp Nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân sẽ được đối xử bình đẳng.

2.1.2. Cơ quan đăng kắ đầu tư

Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nhà đầu tư nước ngoài đã được mở rộng các lĩnh vực đầu tư vào Việt Nam, trong đó, đáng kể nhất là sự mở cửa trong lĩnh vực phân phối. Tuy nhiên, kinh

nghiệm thực tế cho thấy, bằng cách này hay cách khác, các cơ quan có thẩm quyền đã hạn chế nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Tỉ lệ các nhà đầu tư nước ngoài thành công khi đầu tư vào lĩnh vực phân phối là rất thấp. Đây là lĩnh vực đầu tư có điều kiện và nhà đầu tư phải tuân theo thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Theo thủ tục này, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trước khi cấp giấy phép cho nhà đầu tư. Và chỉ cần một cơ quan không đồng ý, Uỷ ban Nhân dân cũng không cấp phép cho nhà đầu tư mặc dù có tới bốn hoặc năm cơ quan khác đồng ý. Ngay cả trường hợp, có cơ quan vì bận quá nên không có vãn bản trả lời gửi Sở kế hoạch và Đầu tý thì Uỷ ban Nhân dân cũng không cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đã đầu tư rất nhiều thời gian, chi phắ với hi vọng được hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực phân phối nhưng cuối cùng họ đã không thành công.

Về thủ tục gia nhập thị trường, hiện tại, nhà đầu tư Việt Nam cũng đang được hưởng thủ tục đơn giản và thuận lợi hơn. Theo thủ tục đăng kắ kinh doanh, nhà đầu tư Việt Nam chỉ mất năm ngày làm việc để được cấp Giấy chứng nhận đăng kắ doanh nghiệp và bốn ngày để có được con dấu. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài phải mất mười lăm ngày làm việc (trường hợp thực hiện thủ tục đăng kắ cấp giấy chứng nhận đầu tư) và bốn lăm ngày làm việc (trường hợp thực hiện thủ tục thẩm tra) mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư tiếp tục thực hiện thủ tục xin cấp mã số thuế và con dấu. Nếu suôn sẻ, nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng kắ thuế và con dấu sau năm ngày làm việc. Về hồ sơ, khối lượng hồ sơ mà nhà đầu tư nước ngoài phải chuẩn bị để gia nhập thị trường Việt Nam đồ sộ hơn rất nhiều so với nhà đầu tư Việt Nam, ngoài ra, họ còn phải chứng minh năng lực tài chắnh, kinh nghiệmẦ, những thứ mà nhà đầu tư trong nước không phải chứng minh khi họ thành lập công ty do nhà đầu tư Việt Nam sở hữu 100% vốn.

Phân tắch trên cho thấy, rõ ràng, nhà đầu tư nước ngoài đang phải chịu chi phắ gia nhập thị trường lớn hơn nhiều so với nhà đầu tư Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, họ đã bị phân biệt đối xử ngay từ khi gia nhập thị trường. Chắnh sự phân biệt đối xử này đã làm mất nhiều cơ hội kinh doanh và giảm năng lực cạnh tranh của họ so với nhà đầu tư Việt Nam.

Như vậy, về quan điểm và chắnh sách, không có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài, giữa khối doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, thực tế thi hành, các cơ quan đăng kắ kinh doanh và đăng kắ đầu tư đã vô tình hay cố ý tạo ra sự phân biệt đối xử. Hành vi này của các cơ quan trước hết vi phạm cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, vi phạm quy định của pháp luật chuyên ngành và xa hơn đã vi phạm pháp Luật cạnh tranh. Những thiệt thòi, rủi ro mà nhà đầu tư, các doanh nghiệp đang gánh chịu đã trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và mục tiêu bảo vệ các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường của Luật cạnh tranh đã không đạt được.

1.2. Cơ quan thuế và các cơ quan thi hành pháp luật khác

Mặc dù tinh thần không Ộphân biệt đối xử giữa các doanh nghiệpỢ là chắnh sách được ghi nhận cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong Luật cạnh tranh, tuy nhiên, rất khó để xoá bỏ sự phân biệt đối xử này giữa doanh nghiệp do nhà đầu tư Việt Nam sở hữu 100% vốn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giữa khối doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân. Thực tế thi hành pháp luật cho thấy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao giờ cũng phải thực hiện nhiều trách nhiệm pháp lý hơn đối với doanh nghiệp do nhà đầu tư Việt Nam sở hữu 100% vốn: họ phải kiểm toán báo cáo tài chắnh hàng năm, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ,

nghĩa vụ góp vốn bị hậu kiểm và nếu nhà đầu tư không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn, doanh nghiệp sẽ không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chắnh. Biểu hiện rõ nét nhất vẫn nằm ở thái độ phân biệt đối xử khi các doanh nghiệp này thực hiện thủ tục hành chắnh tại cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp Nhà nước sẽ gặp nhiều điều kiện thuận lợi hơn doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp do nhà đầu tư Việt Nam sở hữu 100% vốn gặp nhiều điều kiện thuận lợi hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các thủ tục hành chắnh. Bên cạnh đó thái độ sách nhiễu, tiêu cực của những cán bộ thi hành pháp luật đã làm nản lòng các nhà đầu tư. Vẫn biết là sẽ rất khó khăn để thay đổi một tư duy nhưng nếu không xử lý quyết liệt tình trạng này, nỗ lực của Việt Nam trong việc minh bạch môi trường đầu tư hay tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng chỉ tồn tại trên lý thuyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 53 - 60)