1. Cơ quan quản lý cạnh tranh
1.1. Chức năng, nhiệm vụ
Được xây dựng với mục tiêu thực thi pháp Luật cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh là một thiết chế đặc biệt của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, song song với sự ra đời của Luật cạnh tranh là sự ra đời và phát triển của hai cơ quan Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Hiệu quả của việc thi hành pháp Luật cạnh tranh phụ thuộc đáng kể vào kinh nghiệm và năng lực của hai cơ quan quản lý cạnh tranh này.
Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo Quyết định số 0235/2004/QĐ- BTM của Bộ Thương mại ngày 26 tháng 2 năm 2004. Tiền thân của Cục Quản lý Cạnh tranh là Ban Quản lý Cạnh tranh thành lập năm 2002 với nhiệm vụ chủ yếu là: Tham gia soạn thảo Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn; Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài kiện các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Cục Quản lý cạnh tranh bao gồm: Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh, Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ban xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Ban Hợp tác quốc tế, Văn phòng, Trung tâm thông tin, Trung tâm đào tạo điều tra viên và các Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chắ Minh. Chức năng của Cục Quản lý Cạnh tranh là giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) Ộthực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh,
chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệỢ35. Về cạnh tranh, Cục quản lý Cạnh tranh có nhiệm vụ: Thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh xử lý theo quy định của pháp luật; Tổ chức điều tra xử lý đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp Luật cạnh tranh khác theo quy định của pháp luật; Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo các quy định của pháp luật để trình Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ trướng Chắnh phủ quyết định; Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế; Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trắ thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường hợp miễn trừ36.
Bên cạnh Cục Quản lý Cạnh tranh là Hội đồng Cạnh tranh với vai trò xét xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ việc cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh do Chắnh phủ thành lập gồm từ 11 đến 15 thành viên là đại diện của các bộ: Bộ Thương mại, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chắnh, Bộ Kế hoạch đầu tưẦ Ngày 12/06/2006, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thủ tướng Chắnh phủ đã ký Quyết định số 843/QĐ-TTg bổ nhiệm 11 thành viên Hội đồng cạnh tranh. Đến thời điểm hiện tại, Hội đồng cạnh tranh gồm 01 Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch. Giúp việc cho Hội đồng Cạnh tranh là Ban thư ký Hội đồng Cạnh tranh được thành lập ngày 28/08/2006 theo Quyết định số 1378/QĐ-BTM của Bộ Thương mại. Ban Thư ký hiện gồm 11 người, lãnh đạo ban Ban thư ký gồm 3 người.
35 Nghị định 06/2006/NĐ-CP: Điều 1 khoản 136 Nghị định 06/2006/NĐ-CP: Điều 2 khoản 4 36 Nghị định 06/2006/NĐ-CP: Điều 2 khoản 4
1.2. Thực tế thi hành pháp Luật cạnh tranh
1.2.1. Điều tra và xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh
Từ năm 2006 đến năm 2011, số lượng các vụ việc hạn chế cạnh tranh được Cục Quản lý Cạnh tranh điều tra và xử lý như sau37:
Tổng số vụ hạn chế cạnh tranh được Cục Quản lý Cạnh tranh khởi xướng điều tra trong sáu năm là 40 vụ, trong đó, có 6 vụ được chuyển sang giai đoạn điều tra tiền tố tụng, chiếm 15% và 3 vụ Cục Quản lý Cạnh tranh đã ban hành quyết định xử lý, chiếm 7,5%.
Trong 6 vụ việc hạn chế cạnh tranh được điều tra: có 2 vụ liên quan đến hành vi lạm dụng vị trắ thống lĩnh trên thị trường (hộp 1), 1 vụ liên quan đến hành vi lạm dụng vị trắ độc quyền trên thị trường (hộp 2), 3 vụ liên quan đến hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh (hộp 3).
37 Báo cáo hoạt động Cục Quản lý Cạnh tranh năm 201131 31
Hộp 1: Vụ lạm dụng vắ trắ thống lĩnh thị trường của Công ty Tân Hiệp Phát
Thông tin vụ việc:
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát (THP) nộp đơn khiếu nại đến Cục Quản lý Cạnh tranh với nội dung khiếu nại Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam (BVN) lạm dụng vắ trị thống lĩnh trên thị trường các sản phẩm bia cao cấp để ngăn chặn việc gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới.
Quá trình và kết quả điều tra
Trên cơ sở hồ sơ khiếu nại, Cục Quản lý Cạnh tranh đã ra quyết định điều tra sơ bộ, điều tra chắnh thức để thu thập thông tin, xác minh chứng cứ. Sau quá trình điều tra, Cục đã có kết luận như sau: