Về cơ quan quản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 83 - 85)

I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LUẬT CẠNH TRANH

7.Về cơ quan quản lý cạnh tranh

Theo thống kê của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) trên cơ sở nghiên cứu 50 nước và vùng lãnh thổ có luật điều tiết hoạt động cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của 50 quốc gia này thuộc một trong 4 mô hình sau:

- Cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc Quốc hội: Italia, Hoa Kỳ Ầ - Cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan ngang Bộ: Đức, Nga, Đài Loan, SécẦ - Có 9 nước, Cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc Chắnh phủ hoặc Thủ

tướng Chắnh phủ/Tổng thống: Indonesia, Lithuania, Hàn QuốcẦ.

- Có 32 nước, Cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc Bộ: Nhật, Pháp, Argentina, Phần Lan, Thái Lan, Trung Quốc, Thổ Nhỹ KỳẦ

Dù tổ chức theo các mô hình khác nhau nhưng bản chất của cơ quan quản lý cạnh tranh ở nước nào cũng mang tắnh lưỡng tắnh: vừa là cơ quan hành chắnh, vừa là cơ quan tư pháp và để hoạt động có hiệu quả cơ quan quản lý cạnh tranh phải có đầy đủ các yếu tố sau đây: hoạt động một cách độc lập - các quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh phải dựa vào sự thật khách quan và không chịu ảnh hưởng, chi phối của bất kì cá nhân, tổ chức nào; Đảm bảo tắnh minh bạch trong thực thi các nhiệm vụ được giao; Được trao đầy đủ quyền hạn và nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phắa các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Ở Việt Nam cơ quan quản lý cạnh tranh do Chắnh phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy. Cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Thương mại nay là Bộ Công thương. Cơ quan quản lý cạnh tranh gồm Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn sau Ộthực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệỢ. Với việc đảm nhiệm quá nhiều chức năng và nhiệm vụ như hiện nay trong khi lại không được đảm bảo về nguồn lực,

kinh phắ hoạt động, cũng như không nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phắa các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng, hiện tại hiệu quả hoạt động trên thực tế của Cục Quản lý Cạnh tranh là rất hạn chế. Vì vậy, cần nghiên cứu để giảm nhiệm vụ của Cục Quản lý Cạnh tranh theo hướng bỏ nhiệm vụ thực thi các pháp luật về biện pháp bảo đảm công bằng trong thương mại quốc tế vì kinh nghiệm quốc tế cho thấy gần như không có pháp Luật cạnh tranh, chống độc quyền của nước nào quy định nhiệm vụ này cho Cục Quản lý Cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 83 - 85)