Chế tài của Luật cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 82 - 83)

I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LUẬT CẠNH TRANH

6.Chế tài của Luật cạnh tranh

Về căn cứ xử phạt, hiện tại, Luật cạnh tranh đang sử dụng doanh thu của năm tài chắnh trước năm doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm để xác định mức tiền phạt đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật cạnh tranh. Như đã phân tắch tại Chương 1, đây là quy định không khả thi vì các lý do sau: thứ nhất, thông thường doanh thu xác định được trên sổ sách kế toán không phải là doanh thu thực tế của doanh nghiệp vì đa số các doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán Ộhai sổỢ; thứ hai, doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm nhưng cơ quan có thẩm quyền không thu được bất kì khoản tiền phạt nào vì doanh nghiệp không có doanh thu ở năm tài chắnh trước đó; thứ ba, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp vì cùng một hành vi vi phạm nhưng các doanh nghiệp sẽ có các mức xử phạt khác nhau vì doanh thu của họ khác nhau. Từ lắ do này, Luận văn đưa ra kiến nghị sau: Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, bỏ quy định sử dụng doanh thu của năm tài chắnh trước năm doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm để xác định mức tiền phạt đối với các doanh nghiệp , thay vào đó là quy định các mức tiền phạt cụ thể tương ứng với từng hành vi vi phạm. Theo cách này, sẽ giảm chi phắ tuân thủ hành chắnh của cơ quan thi hành pháp Luật cạnh tranh vì mức tiền phạt được xác định một cách dễ dàng.

Về mức phạt: mức xử phạt hiện tại của Luật cạnh tranh Việt Nam là thấp so với thông lệ quốc tế, do vậy, không mang tắnh răn đe và tạo tâm lý Ộxem nhẹỢ chế tài xử phạt trong cộng đồng doanh nghiệp. Do vậy, cần sửa đổi quy định về mức tiền phạt theo hướng tăng mức tiền phạt hiện tại.

Luật cạnh tranh tại Điều 6 quy định các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước bao gồm:

(i) Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

(ii) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

(iii) Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường;

(iv) Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp

pháp của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Luật cạnh tranh không quy định chế tài đối với các cơ quan quản lý nhà nước khi họ thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm nêu trên. Nếu không có chế tài xử lý thì quy định về hành vi nghiêm cấm đối với các cơ quan quản lý nhà nước chỉ là một quy định Ộcho vuiỢ, không có ý nghĩa nhiều. Đây chắnh là nguyên nhân dẫn đến sự Ộngang nhiênỢ thực hiện hành vi vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước trên thực tế mà các hành vi vi phạm điển hình là phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp và buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định. Để khắc phục tình trạng này, cần bổ sung chế tài đối với các cơ quan quản lý nhà nước khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 82 - 83)