Nguyên nhân của thực trạng nhận thức của doanh nghiệp về Luật cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 66 - 69)

II. TỪ GÓC ĐỘ CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP

2. Nguyên nhân của thực trạng nhận thức của doanh nghiệp về Luật cạnh tranh

gánh chịu hậu quả và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thiếu đi sự thanh lọc.

2. Nguyên nhân của thực trạng nhận thức của doanh nghiệp về Luật cạnhtranh tranh

2.1. Văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp

Xây dựng được văn hoá kinh doanh, doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một nền móng vững chắc để đảm bảo thành công lâu dài và quan trọng hơn doanh nghiệp sẽ trở thành Ộbậc đáng kắnhỢ trong xã hội. Một người có thể trở thành một nhà kinh doanh giầu có nhưng chưa hẳn anh ta đã là một doanh nhân. Chủ doanh nghiệp sẽ trở thành doanh nhân khi họ xây dựng được văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp của mình. Tác giả Giản Tư Trung và các cộng sự trong cuốn sách nói về "Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới" đã viết rằng: các doanh nhân là những người được sinh ra để "phụng sự xã hội" bằng những hành động kinh doanh, những hành động không phải chỉ để kiếm ra tiền, mà là tạo ra "nhiều giá trị hơn cho xã hội" và làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Như vậy, lợi ắch của doanh nhân phải gắn liền với lợi ắch của xã hội, gắn liền với văn hoá kinh doanh. Khi anh kinh doanh mà bỏ qua hoặc xem nhẹ lợi ắch xă hội, lợi ắch cộng đồng, gây hại cho cộng đồng, cho xã hội thì anh không phải là doanh nhân và doanh nghiệp do anh làm chủ không có văn hoá kinh doanh.

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức xây dựng văn hoá kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Người ta nói nhiều đến Ộbản sắc doanh nghiệpỢ với những giá trị, chuẩn mực mà doanh nghiệp đã kì công xây dựng lên. Tuy nhiên, văn hoá kinh doanh vẫn còn là khái niệm quá xa vời đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất phát từ cung cách làm ăn nhỏ lẻ, chạy theo lợi nhuận trước mắt, tầm nhìn hạn chế. Chắnh thói quen thiển cận và tư duy ngắn hạn này làm cho sự gắn kết của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên rời rạc và tình trạng đối phó, giành giật, đố kỵ nhau giữa các doanh nghiệp là khá phổ biến.

Bên cạnh đó, tâm lý nặng về quan hệ, chạy chọt dẫn đến thực trạng xem nhẹ quy định của pháp luật, xem nhẹ các thiết chế đã được xây dựng và nguy hại hơn đã tạo ra tình trạng chạy cửa sau, tham nhũng tràn lan. Chữ ỘtắnỢ trong kinh doanh không được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Vì lợi nhuận, doanh nghiệp tìm mọi cách để giao kết hợp đồng nhưng ngay sau đó lại bỏ mặc khâu thi hành dẫn đến không đảm bảo chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm. Thực trạng người Việt không tin người Việt, doanh nghiệp Việt không tin doanh nghiệp Việt và luôn tìm cơ hội hợp tác đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài là thực trạng đáng buồn. Thiếu văn hoá kinh doanh, doanh nghiệp thường không quan tâm đến hành xử của mình trên thực tế và doanh nghiệp sẽ dần mất đi cơ hội, vị thế kinh doanh của mình.

2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Để thực thi pháp luật hiệu quả, phương pháp tối ưu nhất là đưa thực tiễn vào pháp luật. Nếu thực tiễn đã được phản ánh trong pháp luật thì pháp luật theo một cách tự nhiên sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống và được cuộc sống đón nhận. Ở Việt Nam, nguyên lý này bị đảo nghịch, pháp luật luôn là những hình mẫu buộc thực tiễn phải phục tùng, do vậy, chỉ có ở Việt Nam, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để pháp luật đi vào thực tiễn mới trở thành gánh nặng của nhiều cơ quan,

tổ chức và thực tế, công tác này bao giờ cũng được đề cao, đẩy mạnh và là công tác chịu nhiều Ộvất vảỢ nhất.

Pháp Luật cạnh tranh ra đời trước yêu cầu cấp thiết của tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, quy định của pháp luật không dễ dàng thắng được thói quen và tư duy. Với thói quen kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, thiển cận và tất cả vì lợi nhuận cộng với sự thiếu vắng thực tiễn trong pháp luật, thật khó để các quy định của pháp Luật cạnh tranh được các doanh nghiệp Việt Nam đón nhận một cách chủ động, hiểu một cách cặn kẽ và thực thi nghiêm chỉnh.

Theo Báo cáo Thi hành Luật cạnh tranh năm 2011, để Luật cạnh tranh thực sự đi vào đời sống của các doanh nghiệp và xã hội, Cục Quản lý Cạnh tranh đã tắch cực thực hiện các công tác sau:

- Tổ chức hội thảo, diễn đàn toạ đàm với các chủ đề đa dạng như: xác định thị trường liên quan, pháp luật tập trung kinh tế, vai trò của các hiệp hội và doanh nghiệp trong việc thực thi Luật cạnh tranh. Hình thành mạng lưới cạnh tranh Quốc gia Việt Nam thông qua việc tổ chức toạ đàm hàng tháng về các chủ đề liên quan đến chắnh sách và pháp Luật cạnh tranh.

- Xuất bản các ẩn phẩm về chắnh sách cạnh tranh: Những ấn phẩm tiêu biểu: Biên soạn và phát hành bản tin ỘCạnh tranh người tiêu dùngỢ, phát hành bộ tài liệu ỘHướng dẫn kỹ năng điều tra cạnh tranhỢ, phát hành bộ sách ỘSổ tay pháp Luật cạnh tranhỢ, báo cáo ỘTập trung kinh tế tại Việt Nam - Hiện trạng và dự báoỢ, báo cáo ỘĐánh giá cạnh tranh trên thị trường sữa bột Việt NamỢ, báo cáo ỘĐánh giá môi trường cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tếỢẦ

- Hợp tác với các cơ quan điều tiết ngành để giám sát các hoạt động.

Những nỗ lực của cơ quan quản lý cạnh tranh được ghi nhận trên thực tế nhưng chỉ thế thôi là chưa đủ để biến Luật cạnh tranh trở thành Ộngười đồng hành cùng doanh nghiệpỢ. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở Việt

Nam nói chung và pháp Luật cạnh tranh nói riêng vẫn chỉ là một khuôn mẫu, mà một khi đã là khuôn mẫu thì không thể kì vọng nhiều vào tắnh đột phá và hiệu quả mang lại. Lâu nay, người ta nói nhiều đến việc Ộđẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luậtỢ như là một trong những phương pháp hữu hiệu, cơ bản để pháp luật đi vào cuộc sống. Người viết có suy nghĩ ngược lại rằng: công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật dù có được đẩy mạnh và phát huy tắch cực bao nhiêu đi chăng nữa màsong thực tiễn không được phản ánh trong pháp luật thìtht công tác này cũng chỉ dừng lại là một khẩu hiệu trống rỗng

và vô vị.

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w