Báo cáo hoạt động Cục Quản lý Cạnh tranh năm

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 35 - 43)

- Việc BVN kắ kết các hợp đồng độc quyền với các điểm bán bia trên toàn quốc là hành vi yêu cầu khách hàng không giao dịch với đối thủ cạnh tranh

38Báo cáo hoạt động Cục Quản lý Cạnh tranh năm

gây thiệt hại đến quyền lợi của người tiêu dùng nhưng vẫn tồn tại một cách ngang nhiên. Ngay cả 40 vụ việc đưa vào giai đoạn điều tra tiền tố tụng thì chỉ 15% trong số này được chuyển sang giai đoạn điều tra chắnh thức và 7,5% đã ban hành quyết định xử lý.

Pháp Luật cạnh tranh không cấm doanh nghiệp hình thành vị trắ thống lĩnh trên thị trường hoặc vị trắ độc quyền mặc dù có các doanh nghiệp có vị trắ thống lĩnh thị trường hoặc vị trắ độc quyền thì người tiêu dùng không được lựa chọn hàng hoá có giá cạnh tranh và xu hướng lạm dụng sức mạnh thị trường, tạo ra rào cản với các đối thủ cạnh tranh là khá phổ biến. Việc tạo ra các doanh nghiệp có vị trì thống lĩnh hoặc vị trắ độc quyền không quan trọng. Điều quan trọng là phải kiểm soát được hành vi lạm dụng vị trắ thống lĩnh thị trường hoặc vị trắ độc quyền của các doanh nghiệp để không làm tổn thất phúc lợi xã hội, nguồn lực xã hội và bảo vệ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Tuy nhiên, xem ra, chống độc quyền ở Việt Nam không phải đơn giản vì những căn nguyên sau:

Thứ nhất, vị trắ độc quyền hay vị trắ thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam có được không xuất phát từ quá trình cạnh tranh trên thị trường mà đa phần là do sự bảo hộ của nhà nước. Những doanh nghiệp có hành vi vi phạm hầu hết là các Ộông lớnỢ, do vậy, công tác chống độc quyền trên thực tế luôn mang tâm lý thận trọng và dè dặt. Vì mang nặng tâm lý thận trọng, dè dặt nên có quá ắt hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý trên thực tế.

Thứ hai, sự thiếu minh bạch trong chế độ sổ sách, kế toán và thống kê của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay dẫn đến một thực tế là không dễ để có thể tắnh toán và xác định thế nào là chiếm lĩnh thị phần, thế nào là độc quyền hay lạm dụng vị trắ thống lĩnh. Do vậy, số lượng doanh nghiệp được xác định là có vị trắ thống lĩnh hay vị trắ độc quyền còn quá ắt so với thực tế của thị trường;

Thứ ba, đặc trưng của các vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh là khá phức tạp, trong khi đó, theo quy định của Luật, thời gian để điều tra và xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh là quá ắt (các chuyên gia chỉ được điều tra vụ việc trong vòng 180 ngày, trường hợp phức tạp được gia hạn thêm 120 ngày, như vậy thời gian điều tra tối đa là 300 ngày đối với một vụ việc hạn chế cạnh tranh).

Thứ tư, xác định thế nào là hành vi hạn chế cạnh tranh xem ra cũng nhiều gian nan nếu căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành. Như đã phân tắch tại Chương I, việc sử dụng yếu tố thị phần là yếu tố duy nhất để xác định sức mạnh thị trường của doanh nghiệp rất dễ dẫn đến sai lầm và tuỳ tiện trong các quyết định xử lý hành vi lạm dụng vị trắ thống lĩnh hoặc lạm dụng vị trắ độc quyền, vừa gây lãng phắ nguồn lực, vừa kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế

Một căn nguyên quan trọng nữa xuất phát từ sự non trẻ và yếu kém của cơ quan quản lý cạnh tranh. Do mới thành lập, lại chưa được đào tạo một cách có hệ thống, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý vụ việc cụ thể nên việc phát hiện và xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh của các chuyên gia còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, với việc không thừa nhận tắnh chung thẩm của quyết định xử lý của cơ quan quản lý cạnh tranh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kéo dài quá trình xử lý vụ việc. Trong 3 vụ việc được Cục Quản lý Cạnh tranh giải quyết có đến 2/3 vụ phải được xem xét đến tậnbởi tòa án. Đơn cử như vụ việc của Vinapco đã kéo dài 4 năm vừa gây ra tâm lý xem nhẹ vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, vừa ảnh hưởng đến việc thi hành hiệu quả nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh trên thực tế.

1.2.2. Điều tra và xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

Theo Báo cáo hoạt động Cục Quản lý Cạnh tranh năm 2011, từ năm 2006 đến năm 2011, Cục Quản lý Cạnh tranh đã điều tra và xử lý 94 vụ cạnh tranh

không lành mạnh với tổng số tiền phạt và phắ xử lý thu được là 4 tỷ 256 triệu đồng, cụ thể:

Quá trình tiếp nhận và xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được Cục Quản lý Cạnh tranh tổng kết như sau:

Số liệu trên cho thấy, không vụ việc cạnh tranh không lành mạnh nào được phát hiện và xử lý vào năm 2006, có 4 vụ năm 2007, 12 vụ năm 2008, 14 vụ năm 2009, 28 vụ năm 2010 và 36 vụ năm 2011. Số lượng các vụ việc được phát hiện và xử lý ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ một trong hai thực tế sau: (i) Năng lực của cơ quan quản lý cạnh tranh ngày càng được nâng cao hoặc (ii) hành vi vi phạm pháp Luật cạnh tranh ngày càng gia tăng bất chấp các chế tài của Luật. Xem ra sự Ộtiến bộỢ của cơ quan quản lý cạnh tranh là căn nguyên hợp lý hơn cả để lắ giải cho sự gia tăng của các vụ việc được điều tra và xử lý. Trong số các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh có số lượng hành vi được điều tra và xử lý nhiều nhất (58 vụ chiếm 61,7 ), tiếp đến là hành vi bán hàng đa cấp (20 vụ chiếm 21,3%), gièm pha nói xấu doanh nghiệp khác (8 vụ chiếm 8,5%), khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh (4 vụ chiếm 4,25%), chỉ dẫn gây nhầm lẫn (3 vụ chiếm 3,1%) và hành vi có số lượng vụ việc được điều tra và xử lý thấp nhất là gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác (01 vụ chiếm 1%). Thực tế số vụ vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh do Cục QLCT tiếp nhận là 247 vụ, tuy nhiên, Cục chỉ ra quyết định điều tra 94 vụ chiếm 38% và ra quyết định xử lý được 83 vụ chiếm 33,6%.

Theo tổng kết, các dạng hành vi phổ biến nhất của quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hành vi quảng cáo sai sự thật, quảng cáo đưa ra các

thông tin không đầy đủ và phóng đại. Nhóm doanh nghiệp thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật nhiều nhất là các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm chức năng. Người tiêu dùng biết đến nhiều sản phẩm chức năng với những thành phần quý hiếm, công dụng phi thường, có thể chữa nhiều bệnh nan y dẫn đến không ắt người tiêu dùng đã nhầm tưởng thực phẩm chức năng là thuốc. Trong khi đó, những công dụng và tắnh năng này không hề có trong công dụng, tắnh năng đã được đăng kắ với các cơ quan có thẩm quyền. Lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng thông qua những mẩu quảng cáo sai sự thật, các công ty đã đẩy giá của thực phẩm chức năng lên gấp nhiều lần. Một trong những vụ việc điển hình về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được Cục QLCT xử lý trong năm 2011 là vụ việc của Công ty Cổ phần mua sắm hạnh phúc (chi tiết vụ việc xin xem hộp số 4 dưới đây).

Nhóm doanh nghiệp có hành vi quảng cáo đưa ra các thông tin không đầy đủ và phóng đại nhiều nhất là các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng điện tử, điện lạnh. Lợi dụng tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực hàng điện lạnh (panasonic, samsung, LGẦ) đã quảng cáo sản phẩm điều hoà của mình với tắnh năng phi thường như: diệt, vô hiệu hoá vi khuẩn, virut đến 99,9%, tiết kiệm điện năng từ 50- 60%. Thông điệp quảng cáo này được phát đi khắp nơi, thậm chắ phát rất nhiều lần trên thị trường. Tuy nhiên, sự thật thì các sản phẩm này chỉ diệt được một số loại vi khuẩn, virut, không diệt được đến mức gần tuyệt đối các loại vi khuẩn, virut. Vụ việc tiêu biểu liên quan đến hành vi quảng cáo đưa ra các thông tin không đầy đủ và phóng đại đã được Cục Quản lý Cạnh tranh điều tra và xử lý là vụ việc của Công ty Panasonic (vui lòng xem hộp 5).

Hộp 4: Vụ việc vi phạm của Công ty cổ phần Mua sắm Hạnh Phúc

Công ty Cổ phần Mua sắm Hạnh phúc được thành lập từ tháng 06 năm 2009. Từ đầu năm 2010, Công ty bắt đầu nhập khẩu và kinh doanh theo phương thức bán hàng qua truyền hình, website... nhiều sản phẩm trong đó có các sản phẩm như: (1) Sản phẩm nhuộm tóc Meizi, (2) Bộ sản phẩm Super Yuna, (3) Kem Perfect BB Cream, (4) Kem TT Flawless Whitening BB Cream, (5) Mỹ phẩm TT Pink Lady, (6) Mặt nạ chống nhăn vùng mắt Cobor Wrinkle for eye. Phát hiện nội dung quảng cáo các sản phẩm trên có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh, Cục Quản lý Cạnh tranh đã khởi xướng điều tra vụ việc cạnh tranh mã số 11/KX/KLM 12 điều tra Công ty Cổ phần Mua sắm Hạnh Phúc về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Kết quả xác minh trong quá trình điều tra của các điều tra viên Cục Quản lý Cạnh tranh cho thấy, các nội dung quảng cáo trên truyền hình đối với các sản phẩm nêu trên không phù hợp với hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩmvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là các quảng cáo mang tắnh thổi phồng, có thể khiến khách hàng/ người tiêu dùng nhầm lẫn và hiểu sai lệch về tắnh năng, công dụng và giá trị thực sự của sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức quảng cáo của Công ty này còn gây nhầm lẫn cho khách hàng/ người tiêu dùng bằng hình ảnh trong những đĩa quảng cáo phát sóng trên truyền hình, những người sử dụng các sản phẩm của Công ty dường như được lột xác sau khi sử dụng sản phẩm và đưa ra những lời tán dương, cam kết về chất lượng của sản phẩm. Công ty tiến hành quảng cáo trên các kênh truyền hình nhiều người xem như HTVC, SCTV, các đài truyền hình địa phương (Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre), VCTV2, VCTV12, vì vậy lượng khán giả bị tác động tiêu cực từ các quảng cáo sai lệch này là rất lớn. Công ty Cổ phần mua sắm hạnh phúc bị áp dụng tình tiết tăng nặng do thực hiện hành vi vi phạm liên tục đối với nhiều sản phẩm trong thời gian dài. Kết thúc vụ việc, Cục Quản lý Cạnh tranh đã xử phạt Công ty Cổ phần mua sắm hạnh phúc 45 triệu đồng đồng thời yêu cầu Công ty phải ngay lập tức chấm dứt hành vi vi phạm và không được tái phạm hành vi. Sau đó, Công ty đã chấp hành quyết định của Cục Quản lý Cạnh tranh.

Hộp 5: Vụ việc Công ty Panasonic quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Tháng 1/2010, qua rà soát hoạt động quảng cáo trên thị trường. Cục Quản lý Cạnh tranh đã phát hiện các thông điệp quảng cáo của Công ty TNHH Panasonic đối với các sản phẩm điều hoà, tủ lạnh có dấu hiệu vi phạm Luật Canh tranh. Qua quá trình điều tra tiền tố tụng, nghiên cứu tài liệu thu thập được, xét thấy nội dung quảng cáo có yếu tố gây nhầm lẫn, vi phạm pháp luật cạnh tranhpháp luật cạnh tranhLuật cạnh tranh. Cục đã tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh đối với Công ty Panasonic. Bên bị điều tra đã quảng cáo sai sự thật về công dụng của sản phẩm điều hoà Envio với nội dung: Ộvô hiệu hoá hơn 99% tác nhân gây hại trong không khắỢ, bao gồm vi sinh vật có hại, vi khuẩn, virut và nấm mốc. Công ty cũng thực hiện quảng cáo sản phẩm tủ lạnh Panasonic có tắnh năng tăng cường thành phần vitamin của thực phẩm đến 12%. Mặc dù Công ty đã cung cấp báo cáo thử nghiệm cho thấy công nghệ chiếu sáng thực phẩm trong ngăn kắn tủ lạnh có thể làm tăng vitamin của một số loại rau quả từ 11,8% đến 21,7%. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm chỉ thể hiện tác dụng trên rau quả, không đúng với thực phẩm nói chung. Công ty đã thừa nhận nội dung quảng cáo không rõ ràng và đã điều chỉnh nội dung quảng cáo.

Những tiến bộ và thành quả mà Cục Quản lý Cạnh tranh đạt được trong 6 năm qua (đặc biệt là trong hai năm 2010-2011) đã có nhiều tác động tắch cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường. Sản phẩm chức năng với những công dụng phi thường được quảng cáo đã không còn Ộthuyết phụcỢ được người tiêu dùng. Các công ty sản xuất, phân phối, nhập khẩu thực phẩm chức năng cũng dè dặt hơn trong việc đưa ra các mẫu quảng cáo. Sự mất uy tắn của thị trường thực phẩm chức năng chủ yếu là do Ộtrải nghiệmỢ của người tiêu dùng qua thời gian sử dụng sản phẩm, tuy nhiên, quyết định xử lý các vụ việc cụ thể của Cơ quan Quản lý Cạnh tranh đã góp phần đáng kể trong việc giúp người tiêu dùng cảnh giác hơn với những thông điệp quảng cáo hấp dẫn của các công ty sản xuất, phân phối, nhập khẩu thực phẩm chức năng. Nhiều Công ty sản xuất hàng điện tử, điện lạnh cũng đã trung thực hơn khi quảng cáo công dụng, chất lượng sản phẩm đến khách hàng và người tiêu dùng phần nào bớt được tình trạng mất tiền vì những sản phẩm kém chất lượng.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, 6 năm với 94 vụ việc được xử lý, đây là con số quá khiêm tốn so với những gì đang diễn ra trên thực tế. Chỉ cần một cái nhấp chuột trên trang google với cụm từ ttm kiếm Ộhành vi cạnh tranh không lành mạnhỢ, bất ḱ ai cũng dễ dàng nhtn thấy, đọc thấy hàng nghtn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bắ mật kinh doanh, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh đến bán hàng đa cấp bất chắnh. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng diễn ra công khai bất chấp chế tài của Luật. Phải xoay trở trong một thị trường thiếu lành mạnh và bình đẳng, các hỗ trợ pháp lý lại yếu và lỏng lẻo đã khiến doanh nghiệp dễ dàng bước qua những lằn ranh đạo đức và phá vỡ các cam kết kinh doanh. 94 hành vi cạnh tranh không lành mạnh được điều tra xử lý trong vòng 6 năm của Cục QLCT so với 2000 đơn khiếu nại trong năm 2011 của người

tiêu dùng được các tổ chức xã hội giải quyết và khoảng 400 vụ do sở công thương các tỉnh, thành phố giải quyết riêng trong năm 2011 (theo nhận định, số vụ việc vi phạm còn cao hơn thực tế gấp nhiều lần) đã cho thấy hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh trên thực tế là quá thấp. Chưa kể những vụ vi phạm diễn ra một cách công khai, còn hàng loạt những vụ vi phạm với các thủ đoạn tinh vi như lợi dụng người lao động của đối thủ để xâm phạm bắ mật kinh doanh, sử dụng các trang mạng xã hội để tung những thông tin sai sự thậtẦ mà việc phát hiện, điều tra và xử lý các vụ việc này càng khó hơn gấp nhiều lần. Một thực tế khác cũng đáng để suy ngẫm đó là phản ứng chậm chạp của các cơ quan có thẩm quyền trước các hành vi vi phạm. Nếu cứ để hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra một cách ngang nhiên và công khai như hiện nay thì vai trò của pháp Luật cạnh tranh cũng như hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh sẽ ngày càng mờ nhạt39.

1.2.3. Kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế

Là một trong ba lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh, do vậy, giám sát và quản lý hoạt động tập trung kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của Cục Quản lý Cạnh tranh nhằm tránh tạo ra các doanh nghiệp độc quyền hoặc thống lĩnh mới trên thị trường dẫn đến phá vỡ cấu trúc thị trường. Tắnh đến hết năm 2011, đã có 12 vụ tập trung kinh tế được thông báo đến Cục Quản lý Cạnh tranh,

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 35 - 43)