Thực tiễn khả năng nhận thức và áp dụng Luật cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 60 - 66)

II. TỪ GÓC ĐỘ CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP

1.Thực tiễn khả năng nhận thức và áp dụng Luật cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp.

chắnh. Biểu hiện rõ nét nhất vẫn nằm ở thái độ phân biệt đối xử khi các doanh nghiệp này thực hiện thủ tục hành chắnh tại cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp Nhà nước sẽ gặp nhiều điều kiện thuận lợi hơn doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp do nhà đầu tư Việt Nam sở hữu 100% vốn gặp nhiều điều kiện thuận lợi hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các thủ tục hành chắnh. Bên cạnh đó thái độ sách nhiễu, tiêu cực của những cán bộ thi hành pháp luật đã làm nản lòng các nhà đầu tư. Vẫn biết là sẽ rất khó khăn để thay đổi một tư duy nhưng nếu không xử lý quyết liệt tình trạng này, nỗ lực của Việt Nam trong việc minh bạch môi trường đầu tư hay tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng chỉ tồn tại trên lý thuyết.

II. TỪ GÓC ĐỘ CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP

1. Thực tiễn khả năng nhận thức và áp dụng Luật cạnh tranh của cộng đồngdoanh nghiệp. doanh nghiệp.

Với mục tiêu bảo vệ tất cả các loại hình doanh nghiệp, Luật cạnh tranh được xem là công cụ để các doanh nghiệp tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, Luật cạnh tranh chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh của mình khi các quy định của Luật cạnh tranh được các doanh nghiệp nhận thức và áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Thực tế, sau gần 6 năm thi hành, liệu pháp Luật cạnh tranh có hoàn thành được sứ mệnh của mình? Có bao nhiêu doanh nghiệp đã nhận thức, hiểu và áp dụng Luật cạnh tranh?

Theo Báo cáo nghiên cứu, khảo sát mức độ nhận thức của cộng đồng đối với Luật cạnh tranh của Cục Quản lư Cạnh tranh năm 2010, tỉ lệ các doanh nghiệp biết đến Luật cạnh tranh là 44,8%, các doanh nghiệp chưa biết đến

Luật cạnh tranh là 53,4%. Các doanh nghiệp biết đến Luật cạnh tranh chủ yếu thông qua hình thức học tập trong nhà trường (chiếm đến 96,6%), tiếp sau đó là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (7,9%), tự tìm hiểu (3,6%), thông qua các câu lạc bộ hoặc diễn đàn doanh nghiệp (1,7%) và thông qua hình thức tập huấn bởi cơ quan nhà nước (1,1%).

Gần một nửa số doanh nghiệp không biết đến Luật cạnh tranh, số liệu nêu trên cho thấy, Luật cạnh tranh chưa trở thành mối quan tâm của các doanh nghiệp, hay nói cách khác, các doanh nghiệp chưa nhận thấy được sự cần thiết của Luật cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong số doanh nghiệp biết đến Luật cạnh tranh có tới 96,6% là biết thông qua hình thức học tập trong nhà trường. Con số này chứng tỏ hiệu quả thi hành pháp Luật cạnh tranh là quá thấp xét trên khắa cạnh tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật.

Về nội dung của Luật cạnh tranh, đối với những vấn đề khái quát chung của Luật cạnh tranh, 86,1% các doanh nghiệp được hỏi trả lời đúng đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh (áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp). Điều này chứng tỏ, tỉ lệ các doanh nghiệp ý thức được sự bình đẳng trước pháp luật là rất cao. Chắ ắt, trong tư tưởng, các doanh nghiệp đã hiểu: không có sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước. Nhận thức đúng đắn điều này sẽ là vũ khắ để các doanh nghiệp tự tin hoạt động trong môi trường cạnh tranh mà ở đó phần nào doanh nghiệp nhà nước đang được hưởng nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với khối doanh nghiệp tư nhân.

Về pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh, 70,4% doanh nghiệp được hỏi trả lời đúng khi cho rằng cạnh tranh được điều chỉnh bởi Luật cạnh tranh và các luật khác có liên quan. Như vậy, phần lớn các Doanh nghiệp đã nhận thức được: Luật cạnh tranh không phải là công cụ pháp lý duy nhất để điều chỉnh hành vi cạnh

tranh. Bên cạnh Luật cạnh tranh, chúng ta có Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trắ tuệ, Luật Chứng khoán, Luật Ngân hàngẦ tất cả tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất nhằm điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.

Đi sâu vào nội dung của Luật cạnh tranh, cụ thể xem xét khả năng nhận thức Luật cạnh tranh của các doanh nghiệp dưới các vấn đề: thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trắ thống lĩnh, tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh, kết quả khảo sát đã được ghi nhận trong Báo cáo của Cục Quản lý Cạnh tranh như sau: 57,9% doanh nghiệp được phỏng vấn nhận thức đúng hành vi thoả thuận giá bị cấm khi khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. 73,4% doanh nghiệp được phỏng vấn nhận thức đúng thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm khi đáp ứng một trong những điều kiện do Luật cạnh tranh quy định (hạ giá thành và có lợi cho người tiêu dùng). Đối với vấn đề: doanh nghiệp khi nào bị coi là có vị trắ thống lĩnh thị trường, chỉ có 31,8% doanh nghiệp được hỏi trả lời đúng, tuy nhiên, có tới 76,4% doanh nghiệp trả lời đúng đối với câu hỏi: Khi nào doanh nghiệp có vị trắ thống lĩnh bị coi là vi phạm Luật cạnh tranh (khi doanh nghiệp có vị trắ thống lĩnh có hành vi chèn ép các doanh nghiệp khác). 63,1% doanh nghiệp hiểu đúng khái niệm tập trung kinh tế. 19,3% doanh nghiệp trả lời đúng câu hỏi: khi nào tập trung kinh tế bị cấm (tập trung kinh tế bị cấm khi thị phần kết hợp đạt trên 50%, trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định của Luật cạnh tranh). Gần 50% doanh nghiệp trả lời đúng về hậu quả pháp lý của tập trung kinh tế không tuân thủ các điều kiện luật định. Về khái niệm cạnh tranh không lành mạnh, 68,5% doanh nghiệp được hỏi hiểu đúng khái niệm này. Tuy nhiên, chỉ có 44% doanh nghiệp nhận thức được hành vi quảng cáo bị cấm.

Về mức độ nhận biết của doanh nghiệp đối với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thực thi Luật cạnh tranh:

STT Câu hỏi Tỉ lệ doanh nghiệp trả lời đúng

1. Cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan nào?

25,1% (Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương và Hội đồng cạnh tranh thuộc Chắnh phủ) 2. Muốn kiện theo Luật cạnh

tranh, doanh nghiệp cần gửi đơn đến đâu?

74,5% (gửi đơn đến Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương)

3. Quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh

51,9% trả lời đúng quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin cần thiết và các tài liệu có liên quan đến vụ việc cạnh tranh; 22,6% trả lời đúng đối với quyền yêu cầu bên bị điều tra cung cấp tài liệu, giải trình liên quan đến vụ việc bị điều tra; 14,4% trả lời đúng quyền yêu cầu trưng cầu giám định.

Tỷ lệ trả lời đúng bình quân ở nhóm câu hỏi này rất thấp, chỉ đạt 38,5%.

Về mức độ nhận thức của doanh nghiệp đối với nhóm vấn đề trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, mức phạt theo quy định của Luật cạnh tranh.

STT Câu hỏi Tỉ lệ doanh nghiệp trả lời

1 Toà án nào có thẩm quyền giải quyết kháng cáo chống lại quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh

44,8%

2 Tắnh chất của phiên điều trần tại Hội đồng Cạnh tranh mang tắnh tranh tụng hay mang tắnh xét hỏi

61,8% (mang tắnh tranh tụng)

3 Mức phạt tiền tối đa với hành vi vi phạm pháp Luật cạnh tranh là bao nhiêu?

50% (mức phạt tối đa là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp thực hiện vào thời điểm trước năm vi phạm)

Bình quân doanh nghiệp trả lời đúng nhóm câu hỏi về trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, mức phạt theo quy định của Luật cạnh tranh chỉ đạt 52,1%

Như vậy, trung bình có 69,8% doanh nghiệp được hỏi đã nhận thức đúng những vấn đề khái quát chung của Luật cạnh tranh bao gồm đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh và pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh. Tuy nhiên, đi sâu vào những vấn đề mang tắnh chuyên sâu của Luật cạnh tranh, thì mức độ hiểu biết đã giảm đi đáng kể (từ 69,8% xuống còn 56,1%). Tỉ lệ này thấp hơn đối với nhóm vấn đề về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, mức phạt theo quy định của Luật cạnh tranh (trung bình 52,1%) và nhóm vấn đề có tỉ lệ trả lời đúng trung bình thấp nhất là nhóm vấn đề về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thực thi Luật cạnh tranh (38,5%).

Số liệu nêu trên cho thấy, mức độ nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp đối với Luật cạnh tranh là tương đối thấp, do vậy, dẫn đến một thực tế, nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện hành vi vi phạm Luật cạnh tranh nhưng bản thân doanh nghiệp không hề hay biết. Hành vi vi phạm Luật cạnh tranh phổ biến nhất là hành vi quảng cáo gian dối và quảng cáo so sánh. Không ở đâu, sự lừa dối người tiêu dùng lại diễn ra công khai như ở Việt Nam thông qua hành vi quảng cáo gian dối. Khắp nơi (kể cả trên truyền hình) người tiêu dùng biết đến sản phẩm với những công dụng đặc biệt hữu ắch, đặc biệt phi thường trong khi đó, hiệu quả trên thực tế khác xa nhiều so với hiệu quả được quảng cáo. Những mẩu quảng cáo với hai sản phẩm cùng loại của hai hãng được đặt song song nhau nhưng hiệu quả hoàn toàn khác nhau thường xuyên xuất hiện. Đành rằng, nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp kia đã được che lại nhưng rõ ràng đây là hành vi quảng cáo so sánh. Và trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng dễ dàng nhận ra nhãn hiệu của sản phẩm đang được mang ra so sánh ngay cả khi đã được xoá bỏ. Khi doanh nghiệp - đối tượng điều chỉnh chủ yếu của Luật cạnh tranh - lại không hiểu rõ về những hành vi nào được phép, hành vi nào bị cấm, không hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động kinh doanh, không biết và không hiểu về chắnh cơ quan sẽ bảo vệ mình chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì rõ ràng mục đắch tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh khi ban hành Luật cạnh tranh là chưa thể đạt được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh thực tế, doanh nghiệp Ộvô tìnhỖỖ vi phạm pháp Luật cạnh tranh vì không nhận biết được hành vi doanh nghiệp đang thực hiện là vi phạm pháp Luật cạnh tranh (thực tế này là khá phổ biến), còn có thêm một thực tế, nhiều doanh nghiệp hiểu Luật cạnh tranh nhýng cố tình vi phạm pháp Luật cạnh tranh. Không thể nói rằng, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco) không hiểu pháp Luật cạnh tranh khi họ lạm dụng vị trắ độc quyền ngừng cung cấp nguyên liệu bay

cho Jet - Star Pacific Airlines (JPA) làm ngưng trệ toàn bộ chuyến bay nội địa của JPA vào ngày 01/4/2008. Rồi Cũng như vậy, nếu xét tới vụ việc 19 công ty bảo hiểm phi nhân thọ kắ kết thoả thuận bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm tầu biển, bảo hiểm xe cơ giới và điều khoản biểu phắ bảo hiểm vật chất xe ô tô. Có thể xem xét thêmRồi hàng loạt những mẩu quảng cáo sai sự thật của các công ty sản xuất/nhập khẩu/phân phối các sản phẩm thực phẩm chức năng. Không kiểm soát được hành

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 60 - 66)