PSGS.TS.Phạm Duy Nghĩa, ỘNgày xuân mơ tới một xã hội cạnh tranhỢ, Tạp chắ Nghiên cứu Lập

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 92 - 94)

II. MỘT SÔ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH LUẬT CẠNH TRANH

57PSGS.TS.Phạm Duy Nghĩa, ỘNgày xuân mơ tới một xã hội cạnh tranhỢ, Tạp chắ Nghiên cứu Lập

KẾT LUẬN

Luật có hiệu lực từ tháng 7/2005 và đến nay đã trải qua hơn 7 năm thi hành, tuy nhiên hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh không đạt được kết quả như chúng ta đã kỳ vọng. Từ việc nghiên cứu đề tài ỘThực tiễn áp dụng Luật cạnh tranh ở Việt NamỢ, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. Mặc dù còn phải tiếp tục hoàn thiện nhưng khung pháp luật về cạnh tranh của Việt Nam ở thời điểm hiện tại được đánh giá là tương đối hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

2. Hệ thống pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã du nhập được hầu hết các tư tưởng điều tiết thị trường trong Luật cạnh tranh của các nước trên thế giới: tư tưởng về chống độc quyền, tư tưởng bảo vệ các tác nhân kinh tế và bảo vệ người tiêu dùng tuy nhiên tiền đề để cho các tư tưởng này triển khai trên thực tế còn nhiều bất cập.

3. Qua gần 10 năm ban hành, Luật cạnh tranh Việt Nam mới hoàn thành sứ mệnh của mình đối với mục tiêu hoàn thiện thể chế trước sức ép hội nhập, những mục tiêu vốn có của Luật cạnh tranh: bảo vệ thị trường, bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng vẫn chỉ nằm trên giấy.

4. Mức độ lan toả của Luật cạnh tranh trong cộng đồng doanh nghiệp là tương đối thấp và văn hoá cạnh tranh chưa hình thành trong doanh nghiệp. Lợi ắch mà người tiêu dùng nhận được còn quá nhỏ bé so với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu từ những hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

5. Sức sống yếu ớt của Luật cạnh tranh một phần do những yếu kém trong thi hành Luật cạnh tranh xuất phát từ năng lực và sự non trẻ của cơ quan quản lý cạnh tranh nhưng nguyên nhân chủ yếu nằm ở sự bảo hộ độc quyền mạnh mẽ của nhà nước. Mâu thuẫn giữa mục tiêu hàng đầu của Luật cạnh tranh (chống độc quyền) với chắnh sách kinh tế (bảo hộ độc quyền) đang là rào cản lớn đối với sức lan toả của Luật cạnh tranh.

6. Để Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: hoàn thiện thể chế pháp luật, đẩy mạnh năng lực hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh và quan trọng hơn cần nhìn nhận lại một cách thấu đáo tư duy phát triển của Việt Nam và xoá bỏ bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước độc quyền.

7. Gần mười năm thi hành Luật cạnh tranh không phải là quãng thời gian quá dài, do vậy, những yếu kém trong công tác thi hành Luật cạnh tranh không phải là không thể chấp nhận. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là liệu chúng ta có quyết tâm tạo tiền đề cho Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống không hay du nhập pháp luật cạnh tranh vào Việt Nam mãi cũng chỉ có nghĩa là sự vay mượn một cách máy móc các quy định, chủ thuyết, cấu trúc từ pháp luật nước ngoài và kết quả là chế định pháp lý không có khả năng điều chỉnh những quan hệ pháp lý diễn ra trên thực tế.

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 92 - 94)