Nghị định 102/2010/NĐ-CP: Điều 11 khoản

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 47 - 50)

- Việc BVN kắ kết các hợp đồng độc quyền với các điểm bán bia trên toàn quốc là hành vi yêu cầu khách hàng không giao dịch với đối thủ cạnh tranh

42 Nghị định 102/2010/NĐ-CP: Điều 11 khoản

doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nướcỢ43. Đối với trường hợp góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ỘNhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hoặc của chủ sở hữu công ty theo quy định về góp vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp và đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Việc đăng ký thay đổi thành viên đối với công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư. Việc đăng ký thay đổi thành viên trong trường hợp khác thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanhỢ44.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên của Nghị định 102/2010/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài dưới 49% thì được áp dụng các điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với các doanh nghiệp do nhà đầu tư Việt Nam sở hữu 100% vốn. Và nếu các doanh nghiệp này, tiến hành thành lập tổ chức mới, họ sẽ thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng kắ kinh doanh. Tương tự, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng kắ kinh doanh thì các doanh nghiệp này thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng kắ kinh doanh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở thời điểm hiện tại, hầu hết các phòng đăng kắ kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của các tỉnh, thành phố đều từ chối thụ lý hồ sơ thành lập tổ chức mới có sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ và từ chối thụ lý hồ hơ của doanh nghiệp đã được cấp đăng kắ kinh doanh bán cổ phần, vốn góp cho

43 Nghị định 102/2010/NĐ-CP: Điều 12 khoản 444 Nghị định 102/2010/NĐ-CP: Điều 13 khoản 2 44 Nghị định 102/2010/NĐ-CP: Điều 13 khoản 2

nhà đầu tư nước ngoài. Có phòng đăng kắ kinh doanh giải thắch: Họ chưa có hướng dẫn cụ thể để thực hiện thủ tục này, thiết nghĩ, quy định tại Nghị định 102/2010/NĐ-CP là quá rõ ràng, không hiểu các cơ quan đăng kắ kinh doanh còn cần phải hướng dẫn cụ thể như thế nào mới có thể thực hiện được thủ tục cho doanh nghiệp. Có phòng đăng kắ kinh doanh hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục tại phòng đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp sang phòng đầu tư nước ngoài lại được hướng dẫn quay trở lại phòng đăng kắ kinh doanh hoặc được hướng dẫn theo thủ tục đăng kắ đầu tư. Có phòng đăng kắ kinh doanh lại yêu cầu doanh nghiệp phải loại bỏ tất cả những ngành nghề đã đăng kắ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối và/hoặc liên quan đến phân phối thì mới thụ lý hồ sơ bán cổ phần/vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp.

Sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài của các cơ quan đăng kắ kinh doanh trong các trường hợp nêu trên trực tiếp hay gián tiếp đã ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp phải trải qua thời gian đàm phán rất dài (có trường hợp lên tới vài năm), tốn rất nhiều thời gian và chi phắ mới hoàn thành một giao dịch bán cổ phần, vốn góp hoặc liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi hoàn thành giao dịch, doanh nghiệp lại không thể hoàn thành thủ tục về mặt pháp lý tại các cơ quan có thẩm quyền. Nếu đàm phán được với nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp chấp nhận chỉ hoàn thành thủ tục về mặt nội bộ và không thực hiện thủ tục pháp lý tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu không được nhà đầu tư nước ngoài chấp thuận, doanh nghiệp phải lựa chọn giữa việc bị phạt theo hợp đồng liên doanh, hợp đồng mua bán cổ phần đã kắ hoặc đối mặt với một thủ tục hành chắnh phức tạp. Theo phương án nào thì doanh nghiệp cũng chắnh là bên chịu thiệt thòi, ấm ức.

Hãy làm một phép tắnh để so sánh những thiệt hại của doanh nghiệp từ sự đối xử bất bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài của các cơ quan đăng kắ kinh doanh trong các trường hợp cụ thể dưới đây. Luận văn sử dụng phương pháp đo lường chi phắ tuân thủ thủ tục pháp luật để tắnh cụ thể thiệt hại về kinh tế mà các nhà đầu tư phải gánh chịu. Phương pháp đo lường chi phắ tuân thủ pháp luật thường gọi bằng tiếng Anh là ỘStandard Cost ModelỢ hoặc ỘStandard Cost MeasurementỢ, đều được gọi tắt là SCM. Phương pháp này được phát triển đầu tiên ở Hà Lan vào khoảng năm 2000. Ở Hà Lan, phương pháp này còn được gọi là phương pháp Mistralệ. Mistralệ được viết tắt từ tiếng Anh là Measuring Instrument Administrative Burdens45 và được phát triển bởi Viện nghiên cứu chắnh sách & kinh doanh EIM (EIM Business and Policy Research)46. Ngày nay, phương pháp này được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước thuộc khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Trên thế giới, SCM được sử dụng để đo lường chi phắ tuân thủ pháp luật, chi phắ mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hay tuân thủ nghĩa vụ do quy định pháp luật đặt ra. Tổng cộng chi phắ của tất cả các công việc cần thiết để tuân thủ các nghĩa vụ theo yêu cầu của một quy định pháp luật sẽ tạo thành chi phắ tuân thủ một quy định pháp luật. Tổng cộng chi phắ tuân thủ các quy định pháp luật trong một văn bản pháp luật tạo thành chi phắ tuân thủ một văn bản pháp luật.

Việc đo lường chi phắ tuân thủ pháp luật được tổng quan theo sơ đồ sau đây:

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w