Quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 78 - 79)

I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LUẬT CẠNH TRANH

2.Quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Luật cạnh tranh không đưa ra định nghĩa về thoả thuận hạn chế cạnh tranh mà sử dụng phương pháp liệt kê thay cho một định nghĩa. Hạn chế của phương pháp này là không thể dự liệu hết các tình huống phát sinh trên thực tế đặc biệt là trước sự phát triển nhanh chóng và phức tạp của nền kinh tế thị trường. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, Luật cạnh tranh của rất nhiều nước quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh bằng cách định nghĩa thế nào là một thoả thuận hạn chế cạnh tranh và việc liệt kê chỉ mang tắnh chất tượng trưng. Điều L.420-1 Bộ Luật Thương mại Pháp quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh như sau:

ỘCác dạng thoả thuận minh bạch hoặc thoả thuận ngầm, mặc dù do một công ty có trụ sở đặt ngoài lãnh thổ Pháp thuộc một tập đoàn thực hiện qua khâu trung gian một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, mà có nội dung hoặc có thể gây hậu quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy Luật cạnh tranh trên thị trường, thì đều bị nghiêm cấm, nhất là trong các trường hợp các thoả thuận này có mục đắch sau:

1. Hạn chế các doanh nghiệp khác thâm nhập vào thị trường hoặc thực hiện hành vi cạnh tranh một cách tự do.

2. Ngăn cản việc xác định giá thông qua quy định của Luật cạnh tranh bằng cách tạo ra sự tăng hoặc giảm giá một cách giả tạo;

3. Hạn chế hoặc kiểm soát quá trình sản xuất, các thị trường, các hình thức đầu tư hoặc tiến bộ kỹ thuật;

Điều 81 khoản 1 Hiệp định Rome quy định: ỘMọi thoả thuận giữa các doanh nghiệp, mọi quyết định liên kết giữa các doanh nghiệp và mọi loại thoả thuận khác có khả năng điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các quốc gia thành viên và có đối tượng hoặc hệ quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy Luật cạnh tranh trên thị trường chung của liên minh, thì đều bị cấmỢ.

Tương tự Luật cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ quy định: ỘMọi thoả thuận, hành vi cấu kết của các doanh nghiệp, các quyết định và hành vi của các hiệp hội doanh nghiệp có tác động hoặc ảnh hưởng gây k.m h.m, bóp méo hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường hàng hoá hoặc dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều ià bất hợp pháp và bị nghiêm cấmỢ53.

Do vậy, cần bổ sung vào Luật cạnh tranh một định nghĩa về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Định nghĩa về thoả thuận hạn chế cạnh tranh phải bao quát trường hợp doanh nghiệp tham gia thoả thuận một cách gián tiếp thông qua khâu trung gian của mình (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanhẦ). Quy định hiện tại của Luật cạnh tranh không quy định trường hợp này, do vậy, rất khó xác định chủ thể tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thoả thuận là đại lý, văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng. Ngoài ra, cần quy định rõ thoả thuận hạn chế cạnh tranh gồm hai loại thoả thuận: thoả thuận minh bạch (thoả thuận được thể hiện dưới dạng văn bản: một hợp đồng, một quy chế, một thoả ước, thoả thuậnẦ) và thoả thuận ngầm (các bên tự ngầm hiểu với nhau và không thể hiện dưới bất kì văn bản nào) để có cơ sở và xử lý vi phạm đối với dạng thoả thuận hạn chế cạnh tranh này khi xảy ra trên thực tế.

Trên cơ sở tham khảo khái niệm thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp Luật cạnh tranh một số nước, Luận văn đưa ra dưới đây một định nghĩa về thoả thuận hạn chế cạnh tranh như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 78 - 79)