6. Bố cục của đề tài
3.3.3.1. Người dân ngại mua tài sản thi hành án
Hầu hết người dân khi tham khảo hồ sơ bán đấu giá tài sản và biết đây là tài sản thi hành án dân sự thì đều có chung một tâm lý e ngại. Họ sợ “tiền mất tật mang”.
Ví dụ 1: Vợ chồng ông Tô Văn N. và bà Hà Kim T. (trú tại ấp Bình Lợi, xã Long Bình, huyện Long Mỹ, Hậu Giang) bị hai cấp Tòa án Hậu Giang xử buộc phải trả cho một người số vàng 20 chỉ đã nhận. Để đảm bảo thi hành án, Chi cục Thi hành án huyện Long Mỹ đã tiến hành đấu giá 2500m2
quyền sử dụng đất của vợ chồng ông N. Biết Nhà nước đấu giá quyền sử dụng đất nói trên, dù gia cảnh nghèo khó nhưng ông Nguyễn Văn T. vẫn quyết định vay tiền ngân hàng để tham gia đấu giá. Vượt qua nhiều đối thủ, ông T. là người trúng đấu giá. Số tiền đợt 1 là 30 triệu đồng ông T đã giao cho người bán tài sản thông qua Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đấu giá Nam Bộ và 7 ngày sau, ông T. tiếp tục thanh toán xong số tiền còn lại. Tuy nhiên, nhiều năm sau, ông T. vẫn không nhận được tài sản do gia đình ông N. nhất định không giao, thậm chí còn hăm dọa ông T. và nại ra đủ lý do khiếu nại bản án. Trong khi người phải thi hành án ung dung, thì ông T. ngày ngày méo mặt vay mượn đắp đổi trả lãi ngân hàng.
Ví dụ 2: Một vụ án xảy ra tại Hưng Yên, ông Ngô Quang Vinh là người trúng đấu giá trong vụ bán đấu giá tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Văn với giá trị lên tới trên 13 tỷ đồng. Trước đó, theo quyết định của bản án đã có hiệu lực “buộc công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Văn phải trả tiếp cho Công ty cho thuê tài chính KEXIM Việt Nam 477.619,02USD”. Sau khi trúng đấu giá, ông Vinh đã nộp toàn bộ số tiền mua tài sản vào tài khoản của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Do công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Văn không tự nguyện giao tài sản cho người trúng đấu giá, Cục thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế nhưng đến nay sau nhiều năm, tài sản vẫn chưa được giao cho người trúng đấu giá vì vô vàn lý do.
Thực tế, không hiếm những trường hợp như của ông T, ông Vinh nói trên. Mua được tài sản một cách đúng luật, song trớ trêu là những người trúng đấu giá lại không thể nhận về tài sản lẽ ra thuộc về mình. Có thắc mắc, khiếu kiện thì cùng lắm những người này sẽ được cơ quan chức năng hướng dẫn khởi kiện lòng vòng, mà “chờ được vạ, má đã sưng”. Bế tắc, nhiều người viết đơn “xin” nhận lại số tiền đã trót mua tài sản đấu giá, thậm chí chấp nhận bị hao hụt, trượt giá. Tuy nhiên, tiền đó cơ quan thi hành án đã trót trả cho người được thi hành án nên không có cách gì đòi lại.
Thực tế qua công tác thanh tra, có nhiều vụ việc đã xảy ra ở nhiều địa phương, có vụ việc gây bức xúc, căng thẳng đến mức người trúng đấu giá đòi mang bộc phá, bom đến đòi phá trụ sở tổ chức bán đấu giá tài sản. Nguyên nhân chủ yếu là tài sản thi hành án dù đã được kê biên, định giá nhưng vẫn giao cho chủ sở hữu (là người phải thi hành án) quản lý, sử dụng nên khi đấu giá xong thì người phải thi hành án chống đối và rất nhiều lý do chưa thể cưỡng chế. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan thi hành án chỉ nên tổ chức đấu giá tài sản khi đã trực tiếp quản lý tài sản này và có mặt bằng sạch để mang ra đấu giá.
Ông Nguyễn Hùng Tráng - nguyên Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên chỉ ra bất cập: Thực tế có nhiều trường hợp, sau khi bán đấu giá thành, người mua đã trả tiền, tài sản chưa được giao nhưng cơ quan thi hành án đã vội trả tiền cho đương sự (người được thi hành án). Trong khi đó, lẽ ra tiền này họ chỉ được tạm giữ. Do đó, chỉ nên trả tiền cho người được thi hành án khi đã giao xong tài sản cho người trúng đấu giá. Như vậy để tránh trường hợp, về lý thuyết tài sản đã được bán song thực tế lại không thể cưỡng chế đối với người đang chiếm giữ tài sản đó 56
.
Chưa bàn tới việc pháp luật “tắc” ở đâu, bất cập như thế nào nhưng nhiều ý kiến cho rằng, bất kể trong trường hợp nào thì người mua đấu giá đúng luật cũng phải được bảo vệ. Dù cho việc bảo vệ quyền lợi của họ có khó khăn, phức tạp thế nào thì đó là trách nhiệm của cơ quan nhà nước chứ không thể vì “cơ chế” mà bắt dân phải thiệt thòi.
3.3.3.2. Giải pháp khắc phục tình trạng ngại mua tài sản thi hành án của người dân
Pháp luật nên có biện pháp cụ thể, bảo đảm quyền lợi của người dân, người mua tài sản thi hành án. Từ đó, người dân sẽ tin tưởng hơn vào pháp luật, giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Hiện này, pháp luật thi hành án dân sự đã có cơ chế bảo vệ người mua tài sản thi hành án. Cụ thể tại Công văn số 1209/TCTHADS-NV1 ngày 27 tháng 5 năm 2013 có hướng dẫn: “Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và người trúng đấu giá, tránh đơn thư khiếu nại trong việc giao tài sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án dân sự cần chú ý: Đối với khoản tiền bán đấu giá tài sản thu được khi
56
Bình An, Báo Pháp luật Việt Nam điện tử: Trắng tay vì mua tài sản đấu giá, http://baophapluat.vn/su- kien/trang-tay-vi-mua-tai-san-dau-gia-198177.ht ml, [truy cập ngày 06-10-2014].
chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá, cơ quan thi hành án làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm 01 thá ng, khi giao xong tài sản cho người trúng đấu giá thì khoản tiền đó được xác định là tiền thu để thi hành án và thực hiện thanh toán theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự. Nếu nguời trúng
đấu giá huỷ hợp đồng mua bán tài sản thì cơ quan thi hàn h án trả lại số tiền đó cho họ” 57
. Tuy quy định này đã giải quyết được vấn đề đặt ra nhưng giá trị pháp lý không cao (công văn không được xem là văn bản quy phạm pháp luật). Do đó, có trường hợp Chấp hành viên áp dụng, có trường hợp lại không. Dẫn đến tình trạng người mua tài sản thi hành án không an tâm trong giao dịch, tạo ra tâm lý ngại mua. Theo đó, người viết kiến nghị nên nâng quy định này lên thành luật thay vì là một bước nghiệp vụ theo như quy định hiện này. Khi đó, quyền lợi của người mua được bảo vệ triệt để hơn, tài sản thi hành án sẽ dễ dàng được xử lý hơn.
Bên cạnh đó, người viết xin đề xuất một ý kiến: hiện nay, pháp luật về bán đấu giá tài sản không cho phép người trúng giá tài sản hủy hợp đồng trúng đấu giá là không hợp lý. Bởi lẽ, khi bên bán đấu giá vi phạm nghĩa vụ của mình (không bàn giao được tài sản trúng đấu giá) mà người mua tài sản chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án buộc người phải thi hành án giao tài sản, chuyển giao quyền sử dụng cho người mua. Song, thực tế xảy ra là, cơ quan thi hành án hầu như không cưỡng chế được việc giao tài sản này, nếu không nói là không quan tâm đến quyền lợi người mua, có những tài sản đã bán được 5 năm mà vẫn không hề giao cho người mua. Do đó, không cho người mua tài sản quyền hủy hợp đồng là không hợp lý, gây rất nhiều thiệt hại cho người mua. Theo người viết, trong điều khoản hợp đồng trúng giá bán đấu giá nên ghi nhận thêm quyền được hủy hợp đồng của người mua; cụ thể: sau một khoảng thời gian nhất định (có thể là khi hết thời gian giao tài sản cộng thêm 30 ngày) mà bên bán đấu giá vẫn không giao được tài sản thì bên mua tài sản có quyền hủy hợp đồng. Ngoài ra, quy định này sẽ khiến cơ quan thi hành án chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi người mua tài sản: giữ lại khoản tiền bán tài sản mà chưa vội thanh toán cho người được thi hành án, cũng như cưỡng chế người phải thi hành án giao tài sản đã kê biên cho người mua.
Khi đó, người dân sẽ an tâm nhiều hơn khi thực hiện giao dịch dân sự với một bên là cơ quan Nhà nước, giúp việc bán tài sản thi hành án trở nên dễ hơn trong một số trường hợp. Đây cũng là một cách giúp người dân tin tưởng hơn vào pháp luật, từ đó, tự giác chấp hành pháp luật.
57
Điều 40 Mục I Công văn số 1209/TCTHADS-NV1 của Tổng cục Thi hành án dân sự ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc giải quyết nghiệp vụ thi hành án.
Kết chương 3
Qua những phân tích trên, có thể thấy, từ khi ban hành Luật Thi hành án dân sự 2008, công tác kê biên, xử lý tài sản để thi hành án đã có nhiều hướng chuyển biến tích cực, quá trình thi hành án cũng diễn ra dễ dàng hơn trước nhờ vào các quy định cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục kê biên tài sản, cách lựa chọn tài sản để kê biên. Bên cạnh đó, sự phát triển của xã hội ngày càng cao cũng mang tới không ít khó khăn, vướng mắc mới cho việc kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến hiện tượng này như: luật quy định chưa đồng bộ, không theo kịp sự phát triển của xã hội; các nhà làm luật chưa xác định rõ bản chất của thi hành án dân sự là hoạt động tố tụng dẫn đến sự chia cắt trong khi thi hành án; người thi hành án chống đối việc thi hành án; đạo đức của một bộ phận Chấp hành viên đang xuống cấp; người dân ngại mua tài sản thi hành án. Do đó, để nâng cao hơn nữa kết quả thi hành án dân sự nói chung, kê biên, xử lý tài sản để thi hành án nói riêng các nhà làm luật nên chú trọng hơn trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và đồng bộ, khắc phục được những hạn chế hiện có cũng như dự đoán được một số tình huống có thể xảy ra trong thực tế. Bên cạnh đó, nâng cao công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Chấp hành viên không chỉ vững về nghiệp vụ mà còn có đạo đức chính trị tốt; nghiêm trị những kẻ có hành vi chống đối thi hành án, không tuân thủ bản án, quyết định của Tòa án; đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Có như thế, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mới được thi hành trên thực tế theo đúng quy trình luật định, thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật.
KẾT LUẬN
Kê biên, xử lý tài sản để thi hành án là biện pháp cưỡng chế bắt buộc của Cơ quan thi hành án, do Chấp hành viên quyết định áp dụng theo thẩm quyền quy định, nhằm buộc đương sự (người phải thi hành án) phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tầu tán, hủy hoại tài sản. Mặc dù kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án không được nhà nước khuyến khích áp dụng nhưng Chấp hành viên cần phải xác định và cương quyết đến thời điểm, khi mà việc giáo dục, thuyết phục hay nói cách khác khi nào biện pháp tự nguyện không đạt kết quả thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án là cần thiết, vừa giải quyết dứt điểm vụ việc, vừa có tác dụng giáo dục, răn đe những đối tượng phải thi hành án khác có điều kiện thi hành mà cố tình chây ỳ.
Như phân tích, thực tiễn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án dân sự rất phức tạp. Nhưng biện pháp này lại có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với công tác thi hành án dân sự hiện nay. Do đó, cần có sự nhận thức một cách đúng đắn về những thành quả đạt được và những vấn đề vướng mắc còn tồn tại để có giải pháp khắc phục. Đồng thời hoàn thiện về mặt pháp luật của chế định kê biên, xử lý tài sản để thi hành án nói riêng, biện pháp cưỡng chế thi hành án và thi hành án dân sự nói chung; góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Việc kê biên, xử lý tài sản để thi hành án nếu được tiến hành thuận lợi có ý nghĩa to lớn; giúp chúng ta thực hiện việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng có nghĩa là góp phần vào việc tăng cường bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ tính chất nhạy cảm, phức tạp, tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định khá chặt chẽ về điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Tránh tình trạng cưỡng chế một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân, gây mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội chung. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản để thi hành án vào thực tiển thì cũng còn nhiều bất cập. So với yêu cầu thực tế của nước ta hiện nay, thì công tác thi hành án dân sự còn bộc lộ nhiều hạn chế, làm giảm hiệu lực và hiệu quả của bản án, quyết định của tòa án, cần phải được tháo gỡ. Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng và Nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự nói chung, cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án nói riêng, tin rằng công tác cưỡng chế thi hành án dân sự, việc áp dụng
biện pháp kê biên, xử lý tài sản để thi hành án sẽ ngày càng đạt hiệu quả hơn khi áp dụng vào thực tiễn. Từ đó tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thi hành án dân sự, góp phần thực hiện thành công chiến lược cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới.
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp 2013. 2. Bộ luật dân sự 2005.
3. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011). 4. Luật Thi hành án dân sự 2008.
5. Luật Doanh nghiệp 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2013). 6. Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004.
7. Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự. 8. Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về
bán đấu giá tài sản.
9. Nghị định số 125/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự. 10. Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26 tháng 7 năm
2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành