6. Bố cục của đề tài
3.3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực, đạo đức và trách nhiệm của Chấp
trường hợp Chấp hành viên cố tình làm sai luật. Các vấn đề này hiện tại vẫn được bỏ ngõ.
Ví dụ 2: Theo bản án phúc thẩm hồi tháng 4-2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang, mẹ con bà H. phải liên đới trả nợ cho bà N. gần 700 triệu đồng và trả một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật. Do mẹ con bà H. không chịu trả nợ, bà N. đã làm đơn yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cai Lậy tổ chức thi hành án, đồng thời cung cấp thông tin về tài sản là một lô đất của gia đình bà H. và yêu cầu kê biên, cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, Chấp hành viên thông báo rằng không thể kê biên lô đất trên vì hai lý do: thứ nhất, gia đình bà H. đã mang lô đất thế chấp ngân hàng từ trước thời điểm tòa xét xử; thứ hai, qua xác minh thấy rằng lô đất trên cấp cho hộ bà H. (chồng bà đứng tên), trong khi theo bản án thì chồng bà H. không phải là người phải thi hành án. Bà N. đã gửi khiếu nại đến Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy. Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường, hai lý do mà Chấp hành viên đưa ra để từ chối kê biên, cưỡng chế thi hành án lô đất của hộ gia đình bà H. là sai. Cụ thể, thực tế Phòng Tài nguyên và Môi trường đã xóa thế chấp lô đất của hộ gia đình bà H. theo xác nhận của ngân hàng từ tháng 8-2010. Cạnh đó, theo pháp luật về thi hành án, cơ quan thi hành án vẫn có thể kê biên, cưỡng chế tài sản chung của hộ gia đình. Dựa vào đó, Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy đã ra thông báo hướng dẫn bà N. là có thể liên hệ với Chi cục Thi hành án huyện để xác định phần tài sản của mẹ con bà H., nếu phù hợp pháp luật thì yêu cầu đưa vào để thi hành án. Dù vậy, cho đến nay, Chi cục Thi hành án huyện, Chấp hành viên vẫn chần chừ không chịu tiến hành các bước thi hành án tiếp theo 55
.
Vậy bà N. sẽ phải làm sao nếu phía cơ quan thi hành án vẫn chây ỳ, không chịu thực thi nhiệm vụ? Theo luật sư Trần Hải Đức (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh), bên cạnh con đường khiếu nại lên các cơ quan chức năng như thông thường, bà N. vẫn có thể lựa chọn con đường khởi kiện hành chính. Ở đây, bà có thể khởi kiện Chấp hành viên, người chịu trách nhiệm trực tiếp với vụ việc của bà về hành vi không thi hành bản án của tòa.
3.3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực, đạo đức và trách nhiệm của Chấp hành viên hành viên
Nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Chấp hành viên.
Phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Chấp hành viên, công chức thi hành án là một trong các yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động của công tác thi hành án. Chất lượng nguồn nhân lực thực chất là khả năng thực thi
55
Song Nguyễn, Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh : Chấp hành viên “chây ỳ”, kiện được k hông?, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/chap-hanh-vien-chay-y-kien-duoc-khong-41390.html, [truy cập ngày 04- 10-2014].
công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức một cách có hiệu quả; năng lực cán bộ, công chức là khả năng về thể chất và trí tuệ trong việc thực hiện các nhiệm vụ; điều đó bao gồm: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nhân cách, năng khiếu cá nhân, các yếu tố tiềm năng hoặc thiên bẩm để nâng cao năng lực làm việc. Chính vì vậy để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cần phải có sự tác động bằng nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan; đồng thời cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp trong một thời gian dài mà không thể tiến hành trong thời gian ngắn được. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ công chức cần phải được tiến hành theo từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với nhu cầu công việc của từng thời kỳ khác nhau.
Với thực trạng hiện có của nguồn nhân lực và tình hình thực tế công tác tổ chức Chấp hành viên hiện nay, các cơ quan Thi hành án dân sự nên áp dụng các giải pháp:
Một là: Rà soát, đánh giá thực chất nguồn nhân lực hiện nay trong các cơ quan
Thi hành án dân sự một cách có hệ thống, Công tác rà soát đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: Trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trình độ quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị và quá trình thực thi nhiệm vụ.
Hai là: Trên cơ sở đánh giá chất lượng cán bộ công chức, cần tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Tức là cần xem xét mỗi Chấp hành viên đang cần phải đào tạo, bồi dưỡng gì thêm thì có kế hoạch cử đi học tập. Việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Khuyến khích mỗi Chấp hành viên tự nâng cao trình độ bản thân, đồng thời trong nguồn kinh phí thường xuyên, cần bố trí một khoản kinh phí hợp lý để phục vụ cho công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công chức.
Nâng cao trách nhiệm của Chấp hành viên, cho các đương sự quyền thay đổi Chấp hành viên khi có hành vi vi phạm pháp luật.
Khi thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản để thi hành án, Chấp hành viên luôn là người chỉ huy và chịu trách nhiệm chính. Do đó, Chấp hành viên không chỉ có vai trò quan trọng mà còn có một quyền lực lớn trong quan hệ pháp luật này. Chính vì thế, cần quy định về quy kết trách nhiệm một cách rõ ràng đối với Chấp hành viên khi tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án trong thực tế. Nhằm tránh trường hợp Chấp hành viên lạm dụng quyền lực, hách dịch, làm khó đối với các chủ thể liên quan đến vụ việc cưỡng chế thi hành án. Bằng biện pháp trao cho đương sự các quyền như thay đổi Chấp hành viên khi có lý do chính đáng; khiếu kiện, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của Chấp hành viên cũng sẽ phần nào tác động đến ý thức tuân thủ pháp luật của Chấp hành viên, nâng cao trách nhiệm của từng Chấp hành viên trong mỗi vụ thi hành án.
Pháp luật hiện hành tuy chưa có quy định quyền này cho các đương sự. Song tại khoản 4 và 5 Điều 1 Dự thảo 6 đã quy định: người được thi hành án cũng như người phải
thi hành án có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ. Theo người viết, quy định này là một bước tiến trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự khi tham gia vào pháp luật thi hành án dân sự, cũng như đây là một cách đánh giá khách quan đối với khả năng thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao cho của Chấp hành viên. Khi ấy, các Chấp hành viên sẽ không dám “làm càn” đối với người dân, sẽ chủ động tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặc, tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.