6. Bố cục của đề tài
1.4.1.4. Kê biên, xử lý tài sản để thi hành án góp phần ổn định xã hội, ổn định nền
kinh tế
Kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự đảm bảo việc thực hiện các phán quyết của Tòa án trở thành hiện thực. Nếu không được đảm bảo thi hành án, thì toàn bộ kết quả của cả quá trình tố tụng trước đó trở nên vô nghĩa, dẫn đến kỷ cương phép nước
17
Điều 591 Quốc Triều hình luật quy định các chế tài áp dụng đối với những người được thi hành án nếu tự bắt tài sản của người phải thi hành án vượt quá khoản nợ mà không báo cho nhà chức trách biết. Điều 143 Hoàng Việt luật lệ nghiêm cấm người được thi hành án tự bắt giữ gia súc hoặc tài sản của người phải thi hành án nhằm để thanh toán nợ.
bị coi thường. Thông qua việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, các mối quan hệ xã hội bị xâm hại được khôi phục, trật tự pháp luật được lập lại. Bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành một các triệt để sẽ có tác động đến ý thức chấp hành pháp luật của người được thi hành án, người phải thi hành án nói riêng và nhân dân nói chung. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, làm cho mọi người hiểu và làm theo pháp luật. Góp phần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, an toàn cho mọi người an cư lạc nghiệp, hăng hái công tác, phát minh sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết tốt các mối quan hệ trong hành lang pháp luật, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển trong một môi trường lành mạnh.
Nội dung của bản án dân sự là bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân bị xâm hại. Nghĩa vụ dân sự thường là nghĩa vụ bồi thường tài sản. Tài sản có ý nghĩa rất lớn trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của các đương sự. Do đó, quá trình giải quyết một vụ án sẽ chỉ được coi là kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành đầy đủ và kịp thời, đúng như ý kiến của PGS.TS Trần Đình Bảo: “Các đương sự khi tham gia tố tụng kinh tế - dân sự không chỉ quan tâm đết kết quả xét xử là bản án, quyết định của Tòa án; ý nguyện và lợi ích của họ còn là ở chỗ: quyền và lợi ích hợp pháp của họ được công nhận và bảo đảm thi hành trên thực tế bằng con đường
cưỡng chế của Nhà nước trong trường hợp cần thiết”18. Nếu bản án, quyết định của Tòa
án chỉ nằm trên giấy, không được thực hiện trên thực tế, thì không những thể hiện pháp luật không nghiêm minh, còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân. Từ đó dẫn đến khiếu nại, tố cáo gay gắt, bức xúc kéo dài của đương sự. Vì vậy, việc thực hiện tốt pháp luật thi hành án dân sự được góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, ổn định nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.