Giải pháp khắc phục đối với người phải thi hành án chây ỳ, chống đối, cản

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 105 - 106)

6. Bố cục của đề tài

3.3.1.2. Giải pháp khắc phục đối với người phải thi hành án chây ỳ, chống đối, cản

trở việc thi hành án

Xử lý đối với người phải thi hành án chây ỳ, chống đối, cản trở việc thi hành án.

Xử lý nghiêm đối với những người có hành vi chống đối thi hành án cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng nêu trên. Đối với những trường hợp chống đối thi hành án, hiện nay, pháp luật đã có quy định những chế tài răng đe như từ phạt hành chính theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 09 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 53. Do đó, Chấp hành viên khi tiến hành thi hành án đối với những vụ việc gặp tình huống tương tự nên áp dụng biện pháp răng đe song song với việc giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án. Bên cạnh đó, cơ quan thi hành án nên chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là Ủy ban nhân dân cấp xã nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án. Tăng cường công tác giải thích pháp luật trong quá trình thi hành án, thường xuyên tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án; chỉ tiến hành cưỡng chế trong trường hợp bất đắc dĩ.

Tuyên truyền pháp luật về thi hành án dân sự trên các phương tiện truyền thanh.

Để góp phần nâng cao chất lượng công tác kê biên, xử lý tài sản để thi hành án, các Chấp hành viên ngoài việc vận dụng hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ, vận động tuyên truyền người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ của mình, còn cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng. Chấp hành viên nên đưa lên các phương tiện đại chúng các vụ việc cưỡng chế lớn, phức tạp. Việc đưa các vụ việc cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án lên các phương tiện thông tin đại chúng mang đến nhiều lợi ích:

Thứ nhất, đối với người phải thi hành án sẽ có tác dụng giáo dục, răn đe họ. Họ sẽ

thấy được sự nghiêm minh của pháp luật. Nếu họ cố ý chây ỳ, thách thức hoặc có hành vi chống đối, không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và trừng phạt theo đúng quy định của pháp luật, bao gồm cả việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, với người được thi hành án sẽ giúp họ hiểu hơn về công tác, quá trình thi

hành án dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, các cách tẩu

53

tán tài sản của người phải thi hành án sẽ bị phơi bày, giúp người được thi hành án có cách hiệu quả hơn trông việc quan sát tài sản của người phải thi hành án, có đơn yêu cầu thi hành án hợp lý, tránh trường hợp khi người phải thi hành án đã tẩu tán hết tài sản rồi mới viết đơn yêu cầu thi hành án.

Thứ ba, nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật nói chung, luật thi hành án

dân sự nói riêng. Tạo ra luồng dư luận tích cực phê phán, lên án mạnh mẽ hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án. Từ đó, tạo nên một áp lực tinh thần lên người phải thi hành án, buộc họ nhận ra nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với các hành vi mà mình đã gây ra từ đó tự giác thi hành án.

Thứ tư, các hành vi hống hách, sách nhiễu của Chấp hành viên cũng sẽ bị hạn chế

rất nhiều. Khi người dân hiểu và biết pháp luật. họ sẽ làm theo pháp luật để được bảo vệ, các Chấp hành viên sẽ không có cơ hội để quát tháo, áp đặt mệnh lệnh cũng như gây khó khăn cho họ.

Nếu chúng ta thường xuyên đưa tin về các vụ việc cưỡng chế thi hành án, kê biên, xử lý tài sản để thi hành án lên các phương tiện thông tin đại chúng thì nhất định sẽ góp phần làm giảm được lượng án tồn đọng, kéo dài do người phải thi hành án mặc dù có điều kiện nhưng cố tình không thực hiện nghĩa vụ phải thi hành án của mình.

Tuy nhiên, không nên đưa các vụ việc thi hành án có tính chất nhạy cảm mà chưa được giải quyết xong. Bởi lẽ, nếu đưa tin về các loại vụ việc này, một là tạo áp lực trực tiếp lên một người phải thi hành án cụ thể, khi ấy, có thể tác dụng giáo dục không còn lại mang đến sự phản ứng quá khích của họ; hai là, tạo ra tâm lý xem thường pháp luật cho một số người dân theo kiểu “vẽ đường cho hươu chạy”.

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)