Trường hợp bán đấu giá thông qua tổ chức bán đấu giá

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 71 - 75)

6. Bố cục của đề tài

2.5.2.1. Trường hợp bán đấu giá thông qua tổ chức bán đấu giá

Những tài sản tiến hành bán đấu giá thông qua tổ chức bán đấu giá

Sau khi kê biên, định giá tài sản, nếu người phải thi hành án và người được thi hành án không thỏa thuận được về việc nhận tài sản kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào loại tài sản (bất động sản hay động sản), căn cứ vào kết quả định giá (giá khởi điểm của tài sản) để tiến hành các thủ tục bán đấu giá tài sản

theo đúng luật định. Trong đó, những tài sản thuộc diện bán đấu giá được quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự, gồm:

- Động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng; - Tài sản là bất động sản.

Như vậy, đối với mọi tài sản là bất động sản thì Chấp hành viên đều phải thực hiện bán tài sản thông qua thủ tục bán đấu giá. Đối với tài sản là động sản thì Chấp hành viên căn cứ vào giá khởi điểm của tài sản để lựa chọn hình thức bán tài sản. Chấp hành viên chỉ chọn hình thức bán tài sản thông qua đấu giá khi động sản có giá khởi điểm là 10 triệu đồng trở lên. Các động sản khác, Chấp hành viên bán theo thủ tục thông thường mà không qua thủ tục bán đấu giá.

Việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản

 Đương sự lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản

Theo khoản 2 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự thì quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá đầu tiên phải thuộc về các đương sự: “Đương sự có quyền thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá.”

Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về bán đấu giá tài sản (sau đậy gọi tắt là Nghị định số 17/2010/NĐ-CP), hiện nay có 02 tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, đó là: “1. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; 2. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản (sau đây gọi chung là

doanh nghiệp bán đấu giá tài sản)”. Người được thi hành án, người phải thi hành án chỉ

có quyền lựa chọn một trong hai tổ chức bán đấu giá này để Chấp hành viên ký hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án.

 Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản

Nếu đương sự không thỏa thuận được tổ chức bán đấu giá tài sản thì Chấp hành viên lựa chọn một trong hai tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để thực hiện việc bán đấu giá tài sản 33, đó là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản để thực hiện việc bán đấu giá.

Ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản

Chủ thể ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản: Theo khoản 2 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự: Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận hoặc do Chấp hành viên lựa chọn. Tại điểm a Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định: “tài sản để thi hành án thì hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa Chấp hành viên có thẩm quyền xử lý tài sản đó với

33

tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp”. Do đó, chủ thể ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản là: một bên là Chấp hành viên có thẩm quyền xử lý tài sản đó; một bên là Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc Giám đốc Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, hoặc đại diện hợp pháp, đại diện theo ủy quyền của các tổ chức bán đấu giá tài sản.

Thời hạn ký hợp đồng bán đấu giá tài sản: Trong thời 10 ngày, kể từ ngày định giá, Chấp hành viên phải ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá tài sản do đương sự hoặc do Chấp hành viên đã lựa chọn. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng (khoản 2 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự).

Hủy kết quả bán đấu giá

Đương sự, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản. Trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị huỷ theo bản án, quyết định của Toà án thì việc xử lý tài sản để thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự (Điều 102 Luật Thi hành án dân sự).

Cụ thể, theo quy định của Điều 48 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản được quy định tại và như sau:

- Do thỏa thuận giữa người có tài sản bán đấu giá, người mua được tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản và người phải thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Hợp đồng bán đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá bị Tòa án tuyên vô hiệu hoặc bị hủy theo quy định của pháp luật dân sự.

- Kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và đối với hành vi vi phạm hành chính “không thực hiện quy định niêm yết, thông báo công

khai việc bán đấu giá tài sản” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định số

60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.

Trong trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xử lý đối với tài sản bán đấu giá không thành

Các trường hợp được xem là đấu giá không thành:

Theo Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 3 năm 2010 về bán đấu giá, có 3 trường hợp được xem là bán đấu giá không thành: đối với trường hợp rút lại giá đã trả, mà không có người trả giá tiếp thì cuộc bán đấu giá coi như không

thành 34; đối với trường hợp từ chối mua tài sản, mà giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối mua thì cuộc bán đấu giá coi như không thành

35

; trong trường hợp từ chối mua tài sản, người trả giá liền kề không đồng ý mua thì cuộc bán đấu giá coi như không thành 36

. Do đó, khi tài sản kê biên bị xử lý mà rơi vào các trường hợp trên, Chấp hành viên có thể xem là việc bán đấu giá tài sản không thành.

Xử lý đối với tài sản bán đấu giá không thành

Khi tài sản được xác định là bán đấu giá không thành, theo Điều 40 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì “Trong trường hợp bán đấu giá tài sản không thành, thì tổ chức bán đấu giá tài sản trả lại tài sản cho người có tài sản bán đấu giá trong thời hạn chậm nhất ba ngày làm việc, kể từ ngày bán đấu giá tài sản không thành, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành, Chấp hành viên tiến hành những việc làm sau (Điều 104 Luật Thi hành án dân sự): thông báo cho đương sự về việc bán đấu giá không thành và làm việc với đương sự về việc có yêu cầu định giá lại không? Nếu đương sự yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên tiến hành các thủ tục định giá lại. Tổ chức bán đấu giá lại được thực hiện như trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản lần đầu (khoản 2 Điều 49 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP). Nếu đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá không quá 10% giá đã định để tiếp tục bán đấu giá (mỗi lần không quá 10% giá đã quy định hoặc giá đã giảm đối tài sản đã giảm giá).

Như vậy, trong mọi trường hợp thi hành án, nếu bán đấu giá không thành thì Chấp hành viên ra quyết định giảm. Số lần ra quyết định giảm giá là không hạn chế và Chấp hành viên thực hiện việc ra quyết định giảm giá cho đến khi giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án.

Xử lý đối với tài sản không có người tham gia đấu giá, trả giá

Theo khoản 11 Điều 1 Nghị định số 125/2013/NĐ-CP, trong trường hợp sau hai lần niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự biết về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.

34 Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP. 35 Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP. 36 Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP.

Trường hợp sau ba lần giảm giá mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì tài sản được xử lý như sau: nếu người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết; trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá, nếu tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án dân sự.

Sửa đổi, bổ sung của Dự thảo 6: Đối với các trường hợp bán đấu giá không thành, không có người tham gia đấu giá, trả giá, tại khoản 33 Điều 1 Dự thảo 6 đã quy định một cách cụ thể, chi tiết hơn nhiều so với pháp luật hiện hành. Quy định này của Dự thảo 6 được kế thừa từ Điều 104 của Luật thi hành án dân sự 2008 và khoản 11 Điều 1 Nghị định 125/2013/NĐ-CP. Quy định cụ thể, chi tiết, thống nhất tại một văn bản có giá trị pháp luật cao giúp các Chấp hành viên áp dụng quy định của luật dễ dàng hơn trong việc xử lý các tình hướng không bán được tài sản đấu giá, giúp rút ngắn thời gian thi hành đi rất nhiều.

Quyền chuộc lại tài sản của người phải thi hành án

Người phải thi hành án có tài sản bị đem ra bán đấu giá vẫn có quyền chuộc lại tài sản trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể:

Trước khi mở cuộc bán đấu giá: Trước khi mở cuộc bán đấu giá tài sản 01

ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá như chi phí về kê biên, định giá, thông báo bán đấu giá,... Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn hại thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. (khoản 5 Điều 101 Luật thi hành án dân sự)

Sau khi bán đấu giá thành công: theo Điều 42 Nghị định số 17/2010NĐ-CP

quy định: “Người có tài sản bán đấu giá chỉ được mua lại tài sản đã bán đấu giá nếu người mua được tài sản bán đấu giá đồng ý; Việc mua lại tài sản đã bán đấu giá được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản.”

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)