6. Bố cục của đề tài
1.3.2.3. Không được kê biên những tài sản mà pháp luật đã quy định không được kê
hành viên phải tính các giá trị tài sản kê biên để kê biên tương ứng với nghĩa vụ thi hành án và thanh toán các chi phí thi hành án; khoản 3 Điều 41 Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004: Chỉ được kê biên tài sản của người phải thi hành án đủ để bảo đảm thi hành án và thanh toán các chi phí về thi hành án.
Như vậy, để tiến hành kê biên tài sản có giá trị tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, thì ngay khi xác minh tài sản Chấp hành viên phải ước tính được giá trị hoặc phải xác minh giá trị sử dụng thực tế (giá trị hiện có) của từng tài sản của người phải thi hành án. Từ đó, Chấp hành viên mới lựa chọn tài sản kê biên, dựa trên cơ sở xác định nghĩa vụ của người phải thi hành án, gồm: các khoản phải thi hành án theo quyết định thi hành án và các chi phí cần thiết khác như chi phí về xác minh, chi phí thông báo thi hành án, chi phí cưỡng chế kê biên,... theo quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008. Nguyên tắc này đặt ra chỉ mang tính chất tương đối, không thể chính xác và cũng không phải tương ứng có nghĩa là phải bằng nhau. Theo người viết giữa giá trị tài sản ước tính với nghĩa vụ phải thi hành án và chi phí phát sinh tạm tính có thể chênh lệch nhau đến 10% giá trị của tài sản đó là có thể thoả mãn nguyên tắc tương ứng. Hay nói, giá trị của tài sản kê biên không nên vượt quá 10% so nghĩa vụ phải thi hành án và các chi phí phát sinh. Trong thực tiễn, đòi hỏi Chấp hành viên phải mạnh dạn, quyết đoán trong việc quyết định lựa chọn tài sản sẽ kê biên để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ phải thi hành án và các chi phí cần thiết, nhưng tài sản đó là một khối thống nhất, không thể phân chia được hoặc nếu phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị tài sản, thì Chấp hành viên vẫn có quyền kê biên tài sản đó theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP. Số tiền thu được do bán tài sản kê biên sẽ được thanh toán theo Điều 47 Luật Thi hành án dân sự, số tiền còn lại Chấp hành viên sẽ trả cho người phải thi hành án.
1.3.2.3. Không được kê biên những tài sản mà pháp luật đã quy định không được kê biên biên
Nhằm đảm bảo tính nhân đạo trong pháp luật thi hành án dân sự cũng như sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật, Luật Thi hành án dân sự đã quy định không được phép kê biên, xử lý đối với một số loại tài sản cụ thể. Theo Điều 87 Luật Thi hành án dân sự, những tài sản không được kê biên được quy định cụ thể như sau:
Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
Những tài sản Chấp hành viên không được kê biên để thi hành án là những tài sản mà pháp luật đã quy định cấm lưu thông, như thuốc phiện, hêrôin, thuốc nổ,...; những tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh như súng, đạn, gươm, giáo,... và những tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức như các phương tiện giao thông, tiền lương của cán bộ, công chức, tiền chi khác để phục vụ công tác của cán bộ, công chức trong đơn vị, cơ quan,... Các tài sản trên bị cấm kê biên trong tất cả những trường hợp, dù cho chủ sở hữu của nó là cá nhân, tổ chức hay cơ quan.
Những tài sản của cá nhân không được phép kê biên.
Đối với trường hợp người phải thi hành án là cá nhân, ngoài việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 87, Chấp hành viên cũng không được kê biên đối với những tài sản sau:
- Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hàn h án và gia
đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới.
Khi kê biên tài sản là lương thực của cá nhân, Chấp hành viên không những phải xác định được số lượng lương thực hiện có của người phải thi hành án mà có phải xác định được số người mà người phải thi hành án có nghĩa vụ nuôi dưỡng và số lương thực cần thiết cho mỗi người kể từ ngày dự kiến kê biên cho đến khi có thu nhập, thu hoạch mới. Căn cứ vào kết quả đã được xác định, Chấp hành viên quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp kê biên, xử lý lương thực của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án. Nếu Chấp hành viên quyết định áp dụng biện pháp kê biên này, thì phải xác định được kê biên bao nhiêu tấn, tạ, yến, kilôgam lương thực của người phải thi hành án.
- Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình.
- Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm.
- Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương (đồ dùng chỉ được
sự dụng vào mục đích thờ cúng theo tập quán ở địa phương).
Đối với một số đồ thờ cúng có giá trị rất lớn như: lư hương, đỉnh đồng cổ, hay bộ lục bình cổ,... không thể xem là đồ thờ cúng thông thường. Do đó, Chấp hành viên vẫn có thể tiến hành kê biên. Nhưng khi kê biên, Chấp hành viên phải xác định rõ nguồn gốc của những tài sản này có phải là của người phải thi hành án không? Hay của tổ tiên, ông bà, cha mẹ của người phải thi hành án để lại thờ cúng tổ tiên. Chấp hành viên chỉ kê biên những tài sản thờ cúng có giá trị lớn của người phải thi hành án.
- Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện
Bao gồm: cày, bừa, cuốc, xẻng, xe đạp thồ, xe xích lô,... và các công cụ có giá trị không lớn. Các công cụ lao động có giá trị lớn như xe máy để hành nghề xe ôm, ô tô, tàu thuyền, máy cày, máy xay xát và các công cụ có giá trị lớn khác, Chấp hành viên vẫn có thể kê biên, xử lý để thi hành án. Nhưng để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của họ, Chấp hành viên cần lưu ý trích lại một khoản tiền để người phải thi hành án có thể thay thế bằng một công cụ lao động khác có giá trị thấp hơn.
- Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
Không tiến hành kê biên đồ dùng sinh hoạt thông thường, cần thiết của người phải thi hành án và gia đình theo mức tối thiểu ở từng địa phương như quần áo, xoong nồi, bát dĩa, bàn ghế và các vật dụng thông thường khác có giá trị không lớn. Những đồ dùng sinh hoạt có giá trị lớn hay tư trang của người phải thi hành án và gia đình như ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt, máy vi tính, nhẫn vàng, giường, tủ,... thì Cơ quan thi hành án vẫn có thể kê biên để đảm bảo thi hành án.
Tài sản thuộc sở hữu doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được kê biên.
Trường hợp người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thì khi tiến hành kê biên, bên cạnh những tài sản tại khoản 1 Điều 87, Chấp hành viên không được kê biên những tài sản được quy định tại khoản 3 cùng điều. Cụ thể:
- Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực
phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động.
Trên thực tế, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thường có phòng y tế, bếp ăn tập thể, thì Chấp hành viên không được kê biên số thuốc mà phòng y tế dự trữ để phòng và chữa bệnh cho người lao động của tổ chức mình hoặc số lương thực, thực phẩm, dụng cụ và các tài sản phục vụ bữa ăn cho người lao động như bàn, ghế, bát đũa, xoong nồi, bếp ga,...
- Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các
cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh.
- Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống
cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.