6. Bố cục của đề tài
2.2.3.3. Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói
Theo quy định tại Điều 93 Luật Thi hành án dân sự, khi tiến hành kê biên một tài sản nào đó mà đang bị khóa, ví dụ như kê biên nhà ở của người phải thi hành án mà người phải thi hành án cố tình vắng mặt, mặc dù đã được thông báo hợp lệ hoặc đương sự cố tình gói kín các tài sản nhằm che giấu tài sản trốn tránh nghĩa vụ thi hành án,... thì Chấp hành viên phải yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khóa, mở gói để kê biên. Có hai trường hợp xảy ra Chấp hành viên cần xử lý, cụ thể:
- Nếu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật tự nguyện mở khóa, mở gói thì Chấp hành viên tiến hành kê biên như bình thường.
- Nếu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật không mở khóa, mở gói, cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên có thể tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khóa (phá khóa) hoặc mở gói. Trong trường hợp này, Chấp hành viên lưu ý phải có người làm chứng (như Tổ trưởng tổ dân phố). Người phải thi hành án phải chịu mọi chi phí và thiệt hại do việc mở khóa (phá khóa), mở gói. Trường hợp cần thiết sau khi mở khóa (phá khóa), mở gói để tiến hành kê biên, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự.
Việc mở khóa (phá khóa), mở gói và việc niêm phong, Chấp hành viên đều phải lập biên bản và có đầy đủ các chữ ký của những người tham gia và làm chứng (nếu có). Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.