Những bất cập theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 85 - 89)

6. Bố cục của đề tài

3.2.1.1. Những bất cập theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14

Để thấy rõ các vướng mắc, luận văn sẽ đi sâu phân tích căn cứ xác định chủ sở hữu tài sản trong trường hợp giao dịch của người phải thi hành án được thực hiện kể từ khi có bản án, quyết định sơ thẩm làm cơ sở cho việc kê biên, xử lý tài sản.

Để tiến hành kê biên tài sản, Chấp hành viên hoặc người được thi hành án phải tiến hành xác minh tài sản của người phải thi hành án. Và khi có căn cứ cho thấy người phải thi hành án có tài sản nhưng không tự nguyện thi hành án, Chấp hành viên mới tiến hành cưỡng chế kê biên tài sản. Do đó, căn cứ để xác định một tài sản có phải là của người phải thi hành án hay không là rất quan trọng. Chấp hành viên chỉ kê biên, xử lý tài

sản khi có căn cứ xác định tài sản đó thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản là đất (gọi chung là quyền sở hữu) hợp pháp của người phải thi hành án.

Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 14, có thể nói: thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm là một dấu “mốc” hay là căn cứ để xác định ai là chủ sở hữu, sử dụng tài sản trong các giao dịch mà người phải thi hành án thực hiện. Bởi vì nếu tài sản được người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho sau khi có bản án, quyết định sơ thẩm mà không sử dụng tiền thu được để thi hành nghĩa vụ thi hành án thì sẽ là đối tượng bị kê biên, xử lý. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, quyền sở hữu tài sản của một người có thể được chứng minh bằng văn bản (đối với bất động sản và một số động sản theo quy định của pháp luật) hoặc bằng việc thực hiện đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu trên thực tế (đối với động sản) 43

. Do đó, khi áp dụng quy định này nào thực tiễn lại gặp một số vướng mắc:

Một là, quy định trên xâm phạm đến quyền lợi của người phải thi hành án. Đối với người phải thi hành án, việc bị hạn chế quyền tài sản từ “thời điểm có bản án, quyết định dân sự sơ thẩm” là không hợp lý. Theo tinh thần của khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14 thì có thể xem “thời điểm có bản án, quyết định dân sự sơ thẩm” là căn cứ hạn chế quyền tài sản, cụ thể là quyền định đoạt tài sản của người phải thi hành án. Theo đó, người phải thi hành án nếu thực hiện các giao dịch dân sự (bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho) đối với tài sản của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn được xem là tài sản của người phải thi hành án và bị kê biên để thi hành án. Hay nói khác đi, từ thời điểm có bản án, quyết định dân sự, người phải thi hành án không được phép thực hiện các giao dịch dân sự đối với tài sản của mình mà không nhằm mục đích thi hành án. Trong khi đó, thời điểm này, bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật (chưa tính đến nó còn có thể bị kháng cáo, kháng nghị), nghĩa vụ thi hành bản án của các đương sự chưa thật sự phát sinh, người phải thi hành án chưa có nghĩa vụ thi hành án (cũng có thể là không có nếu như bản án, quyết định sơ thẩm bị hủy). Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp người phải thi hành án có khối tài sản lớn hơn nghĩa vụ thi hành án, và quy định này được áp dụng một cách triệt để thì toàn bộ khối tài sản đó của người phải thi hành án có khả năng không thể tham gia giao dịch dân sự cho đến khi thi hành xong bản án hay tiến hành kê biên xong một tài sản cụ thể nào đó. Như vậy, thiệt hại đối với người phải thi hành án là chuyện khó tránh khỏi.

Hai là, khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của người dân, cụ thể là người mua tài sản của người phải thi hành án. Đối với người mua tài sản của người phải thi hành án, việc tài sản được mua một cách hợp pháp

43

nhưng vẫn bị kê biên để thi hành án đối với nghĩa vụ của người phải thi hành án, đồng thời là người bán tài sản cho họ là điều hoàn toàn phi lý. Khi tham gia vào các giao dịch dân sự, người bán và người mua có trách nhiệm tìm hiểu xem tài sản đó có được phép giao dịch không, đương sự có được phép thực hiện giao dịch hay không. Và theo pháp luật hiện hành, “thời điểm có bản án, quyết định dân sự” không được xem là căn cứ hạn chế quyền định đoạt tài sản của người phải thi hành án (trừ trường hợp tài sản đó là đối tượng tranh chấp trong vụ án, hoặc bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hoặc đã bị cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án). Do đó, người mua tài sản không có nghĩa vụ tìm hiểu người bán tài sản có đang bị Tòa án tuyên án bằng bản án nào hay không, cũng như họ không biết hoặc không thể biết nếu người bán tài sản cố tình che dấu. Khi ấy, kê biên tài sản được tiến hành mua một cách hợp pháp của người mua ngay tình, hay nói cách khác, người mua tài sản ngay tình phải thay người bán tài sản thực hiện nghĩa vụ thi hành án là điều không công bằng đối với họ, xâm phạm rất nghiêm trọng đến quyền lợi của họ. Và trong nhiều trường hợp, người mua tài sản ngay tình có thể bị mất tài sản vì người bán đã sử dụng hết tiền và không còn tiền để trả lại cho người mua.

Ba là, quy định trên không đề cập đến việc bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho là hợp pháp hay không? Do đó, nếu một giao dịch hợp pháp, người phải thi hành án đã bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho tài sản của mình cho người khác thông qua hợp đồng công chức hoặc một hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật sau khi có bản án, quyết định sơ thẩm, tài sản bây giờ có còn thuộc sở hữu của người phải thi hành án không? Để tiến hành kê biên được tài sản thì giao dịch này phải bị hủy bỏ, vì Cơ quan thi hành án không có quyền kê biên, xử lý tài sản không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án (giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng do cơ quan có thẩm quyền cấp không còn mang tên người phải thi hành án). Nhưng hiện nay, pháp luật chưa có quy định về căn cứ pháp lý cụ thể nào để hủy bỏ giao dịch giữa người phải thi hành án với người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản được thực hiện kể từ khi có bản án, quyết định sơ thẩm. Pháp luật cũng chưa có quy định việc có bản án, quyết định sơ thẩm là một căn cứ hạn chế quyền tài sản đối với chủ sở hữu (người phải thi hành án), trừ trường hợp tài sản đó là đối tượng tranh chấp trong vụ án, hoặc bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hoặc đã bị cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Do vậy, mặc dù đã có bản án, quyết định sơ thẩm nhưng người phải thi hành án vẫn có thể chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác một cách hợp pháp nếu không thuộc các trường hợp đã loại trừ nêu trên. Khi ấy việc hủy bỏ các giao dịch này là rất khó khăn. Trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng cho thấy đây là giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, nhầm lẫn, tránh nghĩa vụ với người thứ ba theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự.

Bốn là, trường hợp Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án (tài sản đã bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho người khác kể từ khi có bản án, quyết định sơ thẩm) và hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực ra trong trường hợp này, việc đương sự khởi kiện tại Tòa án là rất khó xảy ra, vì giữa người bán và người mua không có tranh chấp về tài sản. Hơn nữa, nếu giao dịch này nhằm lẫn tránh nghĩa vụ trả nợ, người phải thi hành án sẽ cố tình không thừa nhận tài sản là của mình. Và trong thực tế sẽ xảy ra tình huống khác, đó là người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản từ người phải thi hành án sẽ khiếu nại đến Cơ quan thi hành án đối với quyết định kê biên của Chấp hành viên. Họ cho rằng Chấp hành viên đã kê biên tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ. Lúc này, Cơ quan thi hành án lại phải thêm một bước giải quyết khiếu nại. Còn nếu khi hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì Cơ quan thi hành án sẽ xử lý tài sản để thi hành án. Trong trường hợp này, khi đến giai đoạn bán đấu giá tài sản thì xử lý như thế nào? Tài sản thi hành án bây giờ không còn là của người phải thi hành án nữa thì tài sản đó không thể bán đấu giá được. Vì theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP thì: “Người có tài sản bán đấu giá

phải là chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản”. Do vậy, việc

quy định như trên là không khả thi và khó thi hành trên thực tế.

Năm là, cụm từ “không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó

vẫn bị kê biên để thi hành án” có thể hiểu rằng khi người phải thi hành án sử dụng khoản

tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó không bị kê biên để thi hành án. Quy định này rất dễ bị đương sự lợi dụng để tẩu tán tài sản một cách “hợp pháp”. Vì họ có thể thỏa thuận với nhau để bán tài sản với một giá rất thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ, gây thiệt hại cho người được thi hành án và điều quan trọng hơn là nó làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Như vậy, trường hợp kê biên tài sản theo khoản 1 Điều 16 Thông tư liên tịch số 14 nêu trên xảy ra rất nhiều bất cập, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của các đương sự (người phải thi hành án và người mua tài sản của người phải thi hành án). Và thực tế, rất ít trường hợp Chấp hành viên áp dụng điều khoản này để tiến hành kê biên tài sản.

Ví dụ: Bà Hoà chuyển nhượng cho bà Bình diện tích đất 500 m2 với giá 2 tỷ đồng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng ngày 15-8-2010. Theo thoả thuận trong hợp đồng, bà Bình có nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Toàn bộ hồ sơ hợp lệ về đăng ký quyền sử dụng đất đã được được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận. Tuy nhiên sau đó, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã thông báo không thể đăng ký được do bà Hoà là người phải thi hành bản án dân sự (có hiệu lực ngày 20-8-2010), phải thi hành nghĩa vụ trả nợ là 1,2 tỷ đồng. Trong suốt quá trình chuyển nhượng các cơ quan có thẩm quyền đều xác

định đất không có tranh chấp, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà Hoà và đủ điều kiện chuyển nhượng. Theo hướng dẫn, bà Bình khởi kiện ra Toà án, Toà án xác định quyền sử dụng đất hợp pháp thuộc quyền sử dụng của bà Bình (chưa được đăng ký quyền sử dụng).

Trong thực tế, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất đã có hiệu lực pháp luật (việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai 44), nhưng thời điểm đó bên chuyển nhượng lại bị bản án buộc phải thực hiện nghĩa vụ tài sản (chưa có hiệu lực pháp luật), bên nhận chuyển nhượng hoàn toàn ngay tình nhưng các cơ quan có thẩm quyền lại căn cứ vào Thông tư liên tịch 14 từ chối làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc từ chối thu lệ phí trước bạ là đúng hay sai?

Theo quy định của Thông tư liên tịch 14 thì mọi người dân khi thi hành án tham gia giao dịch về tài sản với một chủ thể nào đó thay vì phải tìm hiểu xem “tài sản đó có đủ điều kiện để giao dịch hay không” thì phải tìm hiểu chủ sở hữu có bị tòa án nào tuyên án bằng bản án có hiệu lực mà chưa thi hành không? Nếu không lỡ mua phải tài sản của người đang phải thi hành án thì hết sức phiền toái. Đây là điều mà khó có thể thực hiện được trong thực tế bởi lẽ khi mua đất, bà Bình – người mua không bắt buộc phải có nghĩa vụ tìm hiểu bà Hòa – người bán đang phải chấp hành bản án liên quan đến tài sản nào hay không (trừ khi có quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định kê biên,… gửi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để họ ngăn chặn giao dịch đó). Theo quan điểm người viết, trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì nên tiến hành các thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với bất động sản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch ngay tình. Vì trong trường hợp tài sản bị kê biên bán đấu giá thì dù người ngay tình có được giải quyết quyền lợi cũng chỉ là trên giấy, người phải thi hành án không còn tài sản để thi hành nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)