Đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 79)

6. Bố cục của đề tài

2.5.4.3. Đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản

Điều 106 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó”.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu cho người mua, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những văn bản, giấy tờ quy định cho người mua tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án để các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó.

Hồ sơ đăng ký chuyền quyền sở hữu, sử dụng gồm có: Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án dân sự; Bản sao bản án, quyết định; Quyết định thi hành án, quyết định kê

37

biên tài sản; Văn bản bán đấu giá thành hoặc biên bản giao nhận tài sản để thi hành án; Giấy tờ khác có liên quan đến tài sản (nếu có).

Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản bán đấu giá và tài sản giao nhận để trừ tiền thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với loại tài sản đó.

Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất mà không có giấy chứng nhận hoặc giấy không thu hồi được giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà không có giấy đăng ký hoặc không thu hồi được giấy đăng ký thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu.

Giấy tờ được cấp mới có giá trị thay thế cho giấy tờ không thu hồi được.

Kết chương 2

Trên đây là toàn bộ các bước thực hiện việc cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản để thi hành án dân sự, được áp dụng trong tất cả các vụ việc kê biên, xử lý tài sản thường gặp. Có thể thấy, Luật Thi hành án dân sự 2008 cùng các văn bản hướng dẫn đã quy định cụ thể và đầy đủ về điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định chung cho tất cả những trường hợp thi hành án bằng biện pháp kê biên, xử lý tài sản. Do đó, tùy từng vụ việc cụ thể khác nhau, Chấp hành viên lựa chọn cách thức tổ chức thực hiện cụ thể cho phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự.

Mặc dù pháp luật đã quy định, hướng dẫn một cách cụ thể về quy định kê biên, xử lý tài sản, nhưng bên cạnh những kết quả đạt được vẫn luôn tồn tại không ít những bất cập khi áp dụng vào thực tiễn. Chính vì thế, sau khi tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản để thi hành án dân sự, người viết tiếp tục trình bày những thuận lợi của các quy định này khi áp dụng. Đồng thời chỉ ra một số bất cập, nguyên nhân và biện pháp giải quyết nhằm hoàn thiệt hơn nữa những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN

Cưỡng chế thi hành án dân sự nói chung, kê biên, xử lý tài sản nói riêng là biện pháp thi hành án hết sức là phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề. Mặc dù pháp luật đã quy định khá cụ thể trong các văn bản có tính pháp luật khác nhau, nhưng khi áp dụng vào thực tế cũng còn nhiều bất cập và khó khăn cần giải quyết. Đây cũng là nội dung của Chương 3. Trong chương này, người viết sẽ đề cập đến tình hình thi hành án dân sự hiện nay, tình hình áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản; nêu lên nguyên nhân của những khó khăn, bất cập trong quá trình áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản; từ đó đề ra những giải pháp giúp cho công tác kê biên, xử lý tài sản để thi hành án dân sự ngày càng hoàn thiện hơn, đúng với vai trò quan trọng của nó trong hệ thống pháp luật.

3.1. Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án dân sự

Để đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã quan tâm ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật, cũng như hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự; các cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và toàn thể cán bộ, công chức ngành thi hành án đã nỗ lực phấn đấu để nâng cao kết quả và hiệu quả của công tác thi hành án dân sự. Nhờ có sự quan tâm và cố gắng trên, nhiều bản án, quyết định của Toà án đã được thi hành dứt điểm, bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. Góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị của đất nước, tạo tiền đề cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)