6. Bố cục của đề tài
2.1.1.1. Bản án, quyết định
Đây là căn cứ đầu tiên để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản. Tuy nhiên, không phải mọi bản án, quyết định đều được áp dụng biện pháp này. Chỉ một số loại bản án, quyết định được pháp luật thi hành án dân sự quy định vào thỏa mãn một số điều kiện nhất định mới được xem là căn cứ để áp dụng biện pháp này. Cụ thể:
Những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự
Theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2008 thì những loại bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự, gồm:
- Bản án, quyết định dân sự: là những bản án, quyết định của Tòa án được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự; bao gồm các bản án, quyết định khi giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động theo quy định từ Điều 25 đến Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011.
- Các quyết định dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hình sự.
- Các quyết định về tài sản, quyền tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án. Các quyết định đó có thể là quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với nhà ở, công trình kiến trúc kiên cố, quyết định tịch thu tài sản, nhận người lao động trở lại làm việc, trưng dụng, trưng mua tài sản, án phí,...
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi giải quyết các tranh chấp theo Điều 39 Luật cạnh tranh.
- Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam về giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
Điều kiện để các bản án, quyết định được đưa ra thi hành
Không phải mọi bản án, quyết định ở phần trên đều đương nhiên được thi hành theo trình tự, thủ tục về thi hành án dân sự. Theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự thì chỉ những bản án, quyết định dân sự thỏa mãn những điều kiện nhất định mới có thể đưa ra thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Cụ thể, những bản án, quyết định được thi hành phải là bản án, quyết định dân sự thuộc một trong hai loại sau:
Thứ nhất, những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, cụ thể:
- Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
- Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án;
- Quyết định của Trọng tài thương mại.
Theo quy định trên, có thể hiểu: những bản án, quyết định khi đã có hiệu lực pháp luật thì mặc nhiên sẽ được đưa ra thi hành. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Theo lẽ thông thường, cơ quan thi hành án dân sự thường không tự mình tính xem án đã có hiệu lực hay chưa, cũng như đương sự không thể tự tính được xem khi nào án có hiệu lực mà sẽ căn cứ vào dòng chữ “ÁN CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT” được Tòa án đóng lên trang đầu của bản án để xem xét đến tính có hiệu lực của bản án. Hay nói cách khác, nếu một bản án có dòng chữ “ÁN CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT” là đã có hiệu lực thi hành, còn nếu không thì nghĩa là chưa có (hoặc không có) hiệu lực thi hành. Đây là thủ tục diễn ra trên thực tế, và được các cơ quan, tổ chức, công dân xem là dấu hiệu để nhận biết một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hay chưa. Thủ tục này, nhìn qua có vẻ không hợp với quy định của pháp luật. Một bản án đã có hiệu lực pháp luật thì mặc nhiên sẽ được thi hành, không cần phải qua thủ tục đóng dấu thì án có hiệu lực của Tòa án. Tuy nhiên thực tế cho thấy, đây là một thủ tục cần thiết đối với bản án, quyết định.
Theo khoản 2 Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011:
“Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị”. Tuy nhiên, thời hạn kháng cáo, kháng nghị của từng chủ thể khác nhau là khác
nhau, đối với từng trường hợp khác nhau cũng khác nhau (Điều 245, Điều 252 Bộ luật Tố tụng Dân sự). Đối với trường hợp các đương sự và Kiểm sát viên có mặt tại phiên tòa, khi đọc bản án, chúng ta có thể nhận biết ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nhưng đối với các bản án có đương sự vắng mặt và không có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, khi đọc bản án chúng ta không thể biết được ngày nào bản án có hiệu lực. Vì, đối với đương sự, Kiểm sát viên vắng mặt, Tòa án phải tiến hành giao hoặc niêm yết bản án, quyết định19
. Tuy nhiên, ngày nào Tòa án tiến hành giao hoặc niêm yết, đương sự, cũng như cơ quan, cá nhân tổ chức khác rất khó có thể xác định được 20
. Chính vì thế, việc đóng dòng chữ “ÁN CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT” được xem là cần thiết (Tòa án sẽ tự mình xác định ngày có hiệu lực của bản án, quyết định).
19
Điều 22 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011.
20
Đây là vấn đề mang tính pháp lý đồng thời cũng mang tính hình thức đối với một bản án được phát hành. Việc đóng quá nhiều dấu vào một bản án vừa mất thời gian cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ vừa không đảm bảo về mặt hình thức của bản án. Bên cạnh đó, có Tòa án áp dụng thủ tục này, có tòa lại không, dẫn đến sự thiếu đồng bộ về mặt hình thức của bản án giữa các tòa. Thiết nghĩ, vấn đề này cần nghiên cứu và có hướng dẫn thực hiện thống nhất trong ngành Tòa án.
Thứ hai, những bản án, quyết định của Tòa án sở thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Về nguyên tắc thì những bản án, quyết định được thi hành phải là những bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng theo khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Đó là:
- Trường hợp 1: Những bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc. Loại việc này pháp luật quy định cho thi hành ngay xuất phát từ lý do bảo đảm lợi ích cần thiết của bên đương sự đang trong hoàn cảnh rất đặc biệt cần có sự hỗ trợ về tài chính một cách kịp thời.
- Trường hợp 2: Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án để bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án. Loại việc này được pháp luật quy định cho thi hành ngay chủ yếu xuất phát từ yêu cầu cấp thiết về bảo vệ chứng cứ, phục vụ cho công tác xét xử cũng như yêu cầu đảm bảo thi hành án. Nếu các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không được cho thi hành ngay thì ý nghĩa “khẩn cấp” của biện pháp quy định trong quyết định của Tòa án sẽ mất ý nghĩa thực tế của nó.
Có thể thấy, đặc điểm của hai trường hợp trên là sẽ được thi hành án ngay mà không xét đến tính bản án, quyết định có hiệu lực hay chưa. Hay nói cách khác, đối với những bản án, quyết định thuộc trường hợp thi hành ngay, người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án ngay khi nhận được bản án, quyết định, không cần phải đợi đến lúc án có hiệu lực thi hành. Do đó, đối với những trường hợp này, Tòa án sẽ không đóng dòng chữ “ÁN CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT” được đóng ở trang bìa các bản án, quyết định thuộc loại này. Song, cơ quan thi hành án vẫn sẽ chủ động ra quyết định thi hành án, hay tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án.
Tóm lại, khái niệm bản án, quyết định có hiệu lực thi hành là một khái niệm rộng. Nó bao gồm không chỉ bản án, quyết định đã có hiệu pháp luật mà còn cả những bản án, quyết định chưa có hiệu pháp luật nhưng được thi hành ngay. Cũng cần lưu ý là, ngay cả một số bản án, quyết định đã có hiệu pháp luật nhưng đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án
(5 năm kể từ ngày bản án, quyết định đã có hiệu pháp luật) thì theo Luật thi hành án dân sự 2008 thì bản án, quyết định đó vẫn không còn hiệu lực thi hành.