Trường hợp đương sự yêu cầu định giá lại tài sản kê biên trước khi có

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 69 - 71)

6. Bố cục của đề tài

2.4.5.2. Trường hợp đương sự yêu cầu định giá lại tài sản kê biên trước khi có

thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản hoặc yêu cầu định giá lại tài sản bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá

Đối với các trường hợp trên, khi đương sự thực hiện quyền yêu cầu, pháp luật Thi hành án dân sự đã không có một quy định nào buộc đương sự phải nêu ra lý do làm căn cứ cho yêu cầu của mình. Điều này sẽ dẫn đến sự tùy tiện hoặc cố tình lợi dụng quyền yêu cầu định giá lại để kéo dài thời gian thi hành án một cách “hợp pháp” gây khó khăn cho công tác thi hành án. Bởi lẽ, theo quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản thì “Trong trường hợp tổ chức bán đấu giá lại thì trình tự, thủ tục bán đấu giá lại được tiến hành

như đối với việc bán đấu giá tài sản lần đầu” 31

. Nghĩa là, đối với trường hợp bán đấu giá không thành, nếu đương sự không thực hiện quyền yêu cầu định giá lại tài sản tại thời điểm nhận được thông báo bán đấu giá không thành, thì họ vẫn có thể thực hiện quyền này sau khi Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Như vậy, rõ ràng quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên của đương sự được Luật Thi hành án dân sự quy định rất thoáng. Điều này làm cho quá trình định giá, bán đấu giá và định giá lại dường như không có điểm dừng, trừ trường hợp đương sự không yêu cầu định giá lại hoặc tài sản được bán đấu giá thành.

Để hạn chế tình trạng trên, Nghị định số 125/2013/NĐ-CP đã quy định: “Việc yêu cầu định giá lại tài sản theo quy định tại khoản này chỉ được thực hiện một lần trước khi thông báo lần đầu về bán đấu giá tài sản và một lần đối với tài sản bán đấu giá k hông thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá. Yêu cầu định giá lại chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong các thời hạn sau đây: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá đối với tài sản thông báo đấu giá tài sản lần đầu; 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bán đấu giá không thành,

không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá”32

.

Như vậy, đương sự chỉ có quyền yêu cầu định giá lại tài sản hai lần: một lần trước khi thông báo lần đầu về bán đấu giá tài sản và một lần đối với tài sản bán đấu giá không

30

Điểm 2 Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 125/2013/NĐ-CP.

31

Khoản 2, Điều 49 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP.

32

thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá. Và yêu cầu này phải trong thời hạn do luật định.

Việc định giá tài sản là quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 85 Luật Thi hành án dân sự thì cũng được thực hiện theo Điều 98, 99 Luật Thi hành án dân sự và pháp luật về quyền sở hữu. Hiện này, Điều 16 Nghị định 58/2009/NĐ-CP quy định:

“Việc định giá quyền sở hữu trí tuệ để thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu định giá quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí cho việc định giá theo quy định tại Điều 73

của Luật Thi hành án dân sự”.

Thủ tục định giá lại tài sản kê biên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự. Nghĩa là, Chấp hành viên thực hiện việc định giá theo các quy định về định giá tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự .

So sánh với Dự thảo 6

Dự thảo 6 quy định chi tiết hơn cho việc định giá lại tài sản đối với trường hợp đương sự có đơn yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Đó là, đương sự chỉ có quyền yêu cầu định giá lại trước 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá. Cụ thể, theo khoản 31 Điều 1:

“Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về

kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại”.

Song, quy định này lại gây ra hiện tường chồng chéo luật. Cụ thể: theo Nghị định số 125/2013/NĐ-CP, tại điểm 3 khoản 9 Điều 1 thì đương sự có tổng tất cả là hai lần được quyền yêu cầu định giá lại; một lần trước khi thông báo lần đầu về bán đấu giá tài sản và một lần đối với tài sản bán đấu giá không thành. Song tại Dự thảo 6, cụm từ “yêu cầu

định giá lại chỉ được thực hiện một lần” đã bỏ mất đi một lần yêu cầu định giá lại của

đương sự. Đối với trường hợp, Luật Thi hành án dân sự nên sớm có văn bản quy định rõ ràng để tránh gây lúng túng cho cơ quan thi hành án khi áp dụng luật.

Và theo quan điểm cá nhân, Luật nên giữ nguyên như hiện nay là: đương sự được quyền yêu cầu định giá lại hai lần. Tuy nhiên, nên ghi rõ trong luật thay vì được quy định tại nghị định như hiện nay. Bởi lẽ, giá trị tài sản tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau, không tránh khỏi được hiện tượng giá thị trường lên xuống thất thường. Nếu chỉ cho đương sự chỉ được yêu cầu định giá lại một lần duy nhất phải chăng là quá thiệt đối với họ. Sau mỗi lần bán đấu giá không thành, Chấp hành viên sẽ tiến hành giảm giá tài sản. Tuy nhiên, nếu giá trị tài sản tăng lên sau một lần bán đấu giá không thành (nhất là đối với tài sản là quyền sử dụng đất) thì khi này Chấp hành viên sẽ tiến hành giảm giá.

Liệu khi ấy, quyền lợi của người phải thi hành án có được đảm bảo. Đó chính là lý do mà người viết nghĩ luật nên giữ nguyên quy định như hiện nay.

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)