6. Bố cục của đề tài
1.5.2.1. Giai đoạn từ năm 1989 – 1993
Ngày 28-8-1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự đầu tiên đã được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường hoàn thiện về tổ chức và hoạt động, tạo một bước phát triển mới trong công tác thi hành án dân sự. Lần đầu tiên, các nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự và các biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định một cách cụ thể, chặt chẽ dưới một hình thức có giá trị pháp lý của Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban thường vụ Quốc Hội).
Cưỡng chế thi hành án được quy định thành một chế định riêng, nó chứng tỏ được vai trò quan trọng và sự cần thiết của các biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự. Trên cơ sở sự kế thừa có chọn lọc các quy định của pháp luật trước đây, biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản cũng được quy định một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn, đánh dấu
một bước phát triển của chế định kê biên, xử lý tài sản, thể hiện những điểm tiến bộ như: thủ tục kê biên tài sản, vài trò của Hội đồng định giá, nguyên tắc bán đấu giá...
Mặc dù có những điểm tiến bộ đó nhưng trong quá trình thực hiện Pháp lệnh dân sự 1989 đã bộc lộ những điểm bất hợp lý, công tác cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản vẫn chưa được thực hiện tốt bởi các cơ quan thi hành án, Chấp hành viên vẫn lệ thuộc Tòa án do Tòa án trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về kết quả thi hành án. Chính vì vậy mà việc áp dụng cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản đôi khi không mang lại hiệu quả, hoặc hiệu quả rất thấp, công tác thi hành án chưa nghiêm ảnh hưởng xấu đến việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội, gây nên sự bất bình trong quần chúng nhân dân.
Trước trình hình đó, Quốc hội khóa I kì họp thứ nhất đã thông qua Nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án từ Tòa án nhân dân sang cơ quan thuộc Chính phủ. Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989 được thay thế bằng pháp lệnh thi hành án dân sự 1993.