Giai đoạn từ năm 1993 – 2004

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 42)

6. Bố cục của đề tài

1.5.2.2.Giai đoạn từ năm 1993 – 2004

Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 quy định chi tiết về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Ngoài ra, biện pháp cưỡng chế này còn được quy định hướng dẫn cụ thể ở các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 như: Nghị định 69/CP của Chính phủ ngày 18-10-1993 quy định về thủ tục thi hành án dân sự; Thông tư 981/TTLN của BTP-TADNTC-VKSNDTC ngày 21-9-1993 hướng dẫn về một số quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993; Thông tư số 02/TTLN của BTP- BNV-VKSNDTC ngày 17-9-1993 hướng dẫnvề bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự; Thông tư 119/TTLT của BTP-BTC hướng dẫn kê biên tài sản của doanh nghiệp để thi hành án; Thông tư liên tịch 01/TTLT của TANDTC-VKSNDTC ngày 10-01-1992 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản trong vụ án hình sự và dân sự; Thông tư liên tịch số 12/TTLT của BTP-VKSTC ngày 26-02-2001 hướng dẫn thực hiện một số quy định pháp luật về thi hành án dân sự.

Tuy nhiên, sau 11 năm ra đời và được thực thi, Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế và đã được thay thế bằng pháp lệnh thi hành án dân sự 2004. Pháp lệnh có nhiều nội dung đã được phát triển thêm ở nhiều góc độ khác nhau trong đó có các quy định về kê biên, xử lý tài sản được bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước lúc bấy giờ.

1.5.2.3. Giai đoạn từ năm 2004 – 2008

Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 14-11-2004, có hiệu lực ngày 01-7-2004. Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 gồm 8 chương và 70 điều. Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 không có nhiều đổi mới so với Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993. Tuy nhiên, ngoài các điều khoản có mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cưỡng chế thi hành án đã được quy định trong phần Những

quy định chung, còn có 20 điều (từ Điều 37 đến Điều 56) trong tổng số 70 điều, được thiết kế thành Chương IV để quy định riêng về cưỡng chế thi hành án, và 10 điều đối với quy định về kê biên, xử lý tài sản. Điều đó cho thấy, cưỡng chế thi hành án nói chung, kê biên biên, xử lý tài sản nói riêng là một phương thức thi hành án quan trọng, một công cụ cần thiết để tổ chức thi hành đầy đủ và có hiệu quả các bản án, quyết định của Tòa án.

Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày14-9-2004 của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án, Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30-9- 2004 của Chính phủ quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong THADS, Quyết định số 73/2007/QĐ-TTg ngày 25-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự, Thông tư liên tịch số 68/2006/TTLT-BTP-BTC ngày 26-7-2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự, Thông tư liên tịch số 68/2008/TTLT-BTC-BTP.

Thi hành án là một hoạt động quan trọng, phức tạp, liên quan trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người như: quyền nhân thân, quyền tài sản, quyền về nơi ở... nhưng tại thời điểm này, văn bản có tính pháp lý cao nhất chỉ là Pháp lệnh, từ Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 và Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004. Do đó, pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 được ban hành trong bối cảnh Quốc hội đã có kế hoạch xây dựng Bộ luật thi hành án, nên Pháp lệnh chỉ tập trung tạo cơ sở pháp lý để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắt trước mắt dẫn đến sự thiếu tập trung, thống nhất trong hệ thống các quy định, gây khó khăn trong việc áp dụng.

Các quy định về kê biên, xử lý tài sản của Pháp lệnh thi hành án dân sự cũng có nhiều bất cập, một số quy định thiếu cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện, như quy định Chấp hành viên có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nhưng lại không cho phép Chấp hành viên có quyền khám người, thu giữ đồ vật, tài liệu, phương tiện của người phải thi hành án. Dẫn đến nhiều trường hợp người phải thi hành án có tài sản cất giấu ở trên người, phương tiện... nhưng không thể buộc họ giao tài sản để thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Từ những phân tích nêu trên, ban hành Luật thi hành án dân sự là một yêu cầu khách quan, tạo cơ sở pháp lý, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức cơ quan quản lý, đồng thời góp phần hoàn thiện các quy định về thủ tục thi hành án, khắc phục những điểm bất hợp lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắt tồn tại trong thi hành án dân sự nói chung, kê biên, xử lý tài sản nói riêng.

1.5.3. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay

Ngày 14-11-2008, Quốc hội Khoá XII tại kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 và Nghị quyết về việc thi hành Luật thi hành án dân sự số 24/2008/QH12. Đây là hai văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao

hiệu quả công tác thi hành án dân sự nói chung và cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng. Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, Luật thi hành án dân sự là một đạo luật mới gồm 9 chương, 183 điều, lần đầu tiên được ban hành nhằm hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án, xác định rõ địa vị pháp lý của Cơ quan thi hành án, nhằm tạo chuyển biến trong công tác thi hành án dân sự. Luật thi hành án dân sự 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2009.

Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã dành nhiều điều luật quy định các nội dung về cưỡng chế kê biên tài sản thi hành án dân sự. Chương IV Luật thi hành án dân sự năm 2008 có 10 mục để quy định về biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án, trong đó từ mục 2 đến mục 10 của Chương quy định về cưỡng chế thi hành án và chế định kê biên, xử lý tài sản nằm rải rác trong tám mục này, được quy định cụ thể, chi tiết đối với từng loại tài sản, cũng như trình tự, thủ tục kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự.

Kết chương 1

Biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự là một biện pháp thi hành án hết sức quan trọng trong hoạt động thi hành án dân sự. Trong nội dung chương 1, người viết đã trình bày và phân tích kỹ về cơ sở lý luận của biện pháp này thông qua các khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa và lịch sử hình thành, phát triển của hoạt động cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản. Bên cạnh đó, người viết cũng phân tích các nội dung có liên quan đến như khái niệm về thi hành án, thi hành án dân sự, về tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005. Những khái niệm được phân tích trên nhằm giúp người đọc hiểu một cách khái quát nhất về mặt lý luận của đề tài nghiên cứu. Để nắm rõ hoạt động này được pháp luật quy định như thế nào, tiếp theo, Chương 2 sẽ tìm hiểu về các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Kê biên, xử lý tài sản để thi hành án cũng là một trong những biện pháp cưỡng chế có tính nghiêm khắc nhất. Theo đó, quyền tự định đoạt tài sản của người phải thi hành án có nguy cơ bị tước bỏ. Không chỉ vậy, các trường hợp áp dụng biện pháp này thường phức tạp, thiếu sự hợp tác của người phải thi hành án, đôi khi có cả việc khiếu kiện, khiếu nại, chống đối thi hành. Với những tính chất ấy, pháp luật đòi hỏi phải quy định hết sức chặt chẽ về điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này. Bên cạnh đó, người áp dụng cũng phải hiểu đúng và tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Có như thế, kê biên, xử lý tài sản mới được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác theo pháp luật. Và đây cũng là nội dung chính của chương 2.

Bên cạnh tập trung trình bày những nội dung theo quy định của pháp luật hiện hành, người viết cũng sẽ so sánh một số điểm nổi bậc của Dự thảo 6 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Dự thảo 6) với Luật Thi hành án dân sự hiện hành với để thấy rõ hướng đổi mới của pháp luật thi hành án, cũng như nói lên quan điểm của người viết về hướng đổi mới của luật.

2.1. Căn cứ, thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án

Kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án là một trong những nội dung của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Do đó, căn cứ, thẩm quyền áp dụng biện pháp này cũng là những căn cứ, thẩm quyền để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Cụ thể:

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 42)