Hướng giải quyết nhằm khắc phục tình trạng vướng mắc khi kê biên, xử lý

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 89 - 91)

6. Bố cục của đề tài

3.2.1.2. Hướng giải quyết nhằm khắc phục tình trạng vướng mắc khi kê biên, xử lý

tài sản của người phải thi hành án đã bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho người khác kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm.

 Theo quan điểm người viết, nên bãi bỏ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 14. Vì các lý do sau:

Thứ nhất, đối với những giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì Bộ luật Dân sự 2005 đã có chế tài sản xử lý là tuyên bố giao dịch vô hiệu; theo đó, quy định trên của Thông tư liên tịch số 14 là không cần thiết. Không chỉ thế, quy định của Bộ luật Dân sự 2005 rộng hơn rất nhiều so với quy định của Thông tư liên

44

tịch số 14, bảo vệ triệt để hơn quyền lợi của người được thi hành án, có tính răn đe hơn đối với người phải thi hành án gian dối. Và theo Bộ luật Dân sự thì việc yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự do giả tạo là không bị hạn chế về mặc thời hiệu, tức là đối với cả những giao dịch xảy ra trước thời điểm có bản án, quyết định dân sự nhưng được người phải thi hành án thực hiện nhằm trốn tránh nghĩa vụ vẫn sẽ bị tuyên bô hiệu, tài sản sẽ được trả về cho người phải thi hành án, khi ấy, việc kê biên tài sản diễn ra như bình thường.

Thứ hai, quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14 xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Như đã phân tích trên, việc mua tài sản hợp pháp lại bị kê biên, mất tài sản, thậm chí mất tiền vì pháp luật quy định không rõ ràng, cụ thể sẽ gây bức xúc cho người dân, khiến người dân không tin vào pháp luật. Không nên vì bảo vệ quyền lợi của một cá nhân mà xâm hại quyền lợi của cá nhân khác. Bên cạnh đó, quy định dễ dàng tạo điều kiện cho người phải thi hành án trốn tránh nghĩa vụ thi hành án bằng nhưng giao dịch dân sự có giá trị thấp, tạo lỗ hỏng trong hệ thống pháp luật, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ ba, chưa có cơ chế để hủy bỏ giao dịch dân sự theo quy định của Thông tư liên tịch số 14 nên khi áp dụng gặp quá nhiều khó khăn không thể giải quyết. Do đó, quy định này chỉ mang tính chất hình thức, và rất hiếm khi được áp dụng, gần như không có giá trị thực tiễn. Chính vì thế, mục đích răn đe của điều luật không còn, và việc bãi bỏ những quy định bất cập, không cần thiết là điều nên làm.

 Bổ sung quy định: “Trường hợp có căn cứ xác định giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền hủy các giấy tờ, giao dịch đó”.

Đây là một nội dung của Dự thảo 6 về sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự. Cụ thể, điểm 4 khoản 30 Điều 1 Dự thảo 6 quy định: “Trường hợp có căn cứ xác định giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền hủy các giấy tờ, giao

dịch đó”. Nếu được thông qua, đây có thể xem là một căn cứ để Chấp hành viên tiến

hành yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giao dịch không hợp pháp của người phải thi hành án. Tuy chỉ là quy định của dự thảo luật nhưng đã cho thấy hướng giải quyết vấn đề của các nhà làm luật. Quy định này đã giải quyết được phần nào vướng mắc của khoản 1 Điều 6 Thông tư 14. Từ đó, hiệu quả của việc ngăn chặn tẩu tán tài sản được nâng cao và thiết thực hơn, đảm bảo quyền lợi của người được thi hành án, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Theo đó, đối với những giao dịch trái pháp luật của người phải thi hành án kể từ thời điểm có bản án, quyết định dân sự (thậm chí là trước đó), Chấp hành viên có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tuyên vô hiệu đối với giao dịch

đó. Khi đó, hai bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận 45, và Chấp hành viên có thể tiến hành kê biên tài sản đó của người phải thi hành án.

 Đương sự nên chủ động bảo vệ quyền lợi của mình.

Bên cạnh đó, người được thi hành án nên chủ động bảo vệ quyền lợi của mình bằng các biện pháp được pháp luật quy định như yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trong giai đoạn xét xử. Hay trong quá trình thi hành án, người được thi hành án nên chủ động hơn trong việc quan tâm đến tình trạng tài sản của người phải thi hành án, cũng như có sự hợp tác với Chấp hành viên. Còn người mua tài sản, khi tiến hành mua một tài sản nào đó nên quan tâm đến vấn đề tài chính của người bán, cũng như các vấn đề pháp lý người bán đang gặp phải. Có như vậy, quyền lợi của cả hai chủ thể (người mua tài sản của người phải thi hành án và người được thi hành án) mới có thể cùng lúc được bảo vệ.

Một phần của tài liệu biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự lý luận và thực tiễn (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)