Lựa chọn các mô hình thuê ngoài Logistics

Một phần của tài liệu Logistics trong các mô hình thương mại điện tử trên thế giới một số giải pháp cho việt nam (Trang 108 - 125)

Tại Việt Nam hiện nay, các đơn vị TMĐT có thể lựa chọn 2 mô hình thuê ngoài Logistics theo mức độ tích hợp sâu vào Logistics bao gồm sử dụng 3PL riêng lẻ và sử dụng Cổng dịch vụ Logistics. Tùy từng chiến lƣợc về tổ chức Logistics, công ty

có thể lựa chọn thuê ngoài riêng rẽ với từng đối tác 3PL hoặc tham gia vào các Cổng vận chuyển Logistics.

Sử dụng 3PL riêng lẻ

Dịch vụ 3PL cho TMĐT tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là dịch vụ giao nhận. Trong vòng 2 năm trở lại đây thị trƣờng giao nhận phục vụ TMĐT phát triển rất nhanh và ra đời nhiều đơn vị giao hàng từ quy mô nhỏ cho tới các công ty lớn đƣợc đầu tƣ cả vốn và yếu tố công nghệ. Các công ty TMĐT có thể lựa chọn sử dụng các giải pháp về giao nhận trong số 4 loại hình đƣợc trình bày dƣới đây. Mỗi loại hình có những ƣu điểm và nhƣợc điểm khác nhau, thông thƣờng các công ty TMĐT sẽ sử dụng song song các đơn vị vận chuyển ở những loại hình khác nhau để bù bắp các nhƣợc điểm của mỗi đơn vị vận chuyển.

Các công ty bƣu chính

Bao gồm các công ty bƣu chính truyền thống nhƣ VN Post, Viettel Post, TMĐT phát triển làm nhu cầu về vận chuyển hàng hóa lẻ tăng lên là lý do thu hút các công ty bƣu chính tham gia cung cấp giải pháp giao vận cho TMĐT. Hiện nay, các công ty bƣu chính đang rất nỗ lực đầu tƣ nâng cấp về hạ tầng và quy trình giao nhận để phục vụ cho nhu cầu của TMĐT.

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Lợi thế lớn của các công ty này là khả năng giao hàng đi tỉnh lẻ với cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên khắp 63/63 tỉnh thành trên toàn quốc, cho phép giao nhận đến tận các tuyến xã. Có khả năng vận chuyển đƣờng hàng không và vận chuyển ra nƣớc ngoài.

Công nghệ lạc hậu : Các công ty này chƣa chú trọng phát triển các tính năng yêu cầu bắt buộc đối với vận chuyển TMĐT nhƣ theo dõi hành trình, tra cứu vận đơn, thông báo qua email, tích hợp dữ liệu.

Chi phí cao : Mức cƣớc phí rất cao nếu so sánh với các đơn vị tƣ nhân.

thƣờng xuyên gặp trƣờng hợp đơn hàng bị chậm trễ đơn hàng.

Các đơn vị vận chuyển, giao nhận tƣ nhân

Đây là những hãng vận chuyển & giao nhận hàng hóa đang rất mạnh ở thị trƣờng giao nhận truyền thống và đang có xu hƣớng cung cấp các dịch vụ cho giao hàng TMĐT nhƣ Hợp nhất, Kerry, DHL, Fedex, UPS…. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn tập trung khai thác mảng giải pháp logictics, phục vụ cho nhu cầu B2B và chuyển phát quốc tế là chủ yếu.

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Cơ sở vật chất tốt, cung cấp các giải pháp về kho hàng, đặt tại nhiều tỉnh thành. Phƣơng tiện vận chuyển hiện đại, an toàn cao.

Đƣợc đầu tƣ lớn. Công nghệ đáp ứng tốt yêu cầu TMĐT.

Hỗ trợ COD tốt, hỗ trợ hải quan tốt. Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Tổng đài. chăm sóc khách hàng hoạt động hiệu quả. Tốc độ giao hàng nhanh.

Quy mô mạng lƣới chƣa phủ tới các huyện xã.

Cƣớc phí cao.

Không phục vụ khách hàng nhỏ lẻ.

Các công ty chuyên về giao nhận TMĐT

Là những đơn vị giao hàng chuyên phục vụ nhu cầu giao nhận TMĐT, mới đƣợc ra đời trong các năm gần đây, tiêu biểu nhƣ : Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Ship chung…

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

gian giao hàng ngay trong ngày. Hỗ trợ tốt hình thức thu phí COD.

Phát triển các giải pháp công nghệ phù hợp với các yêu cầu của TMĐT nhƣ hệ thống tính cƣớc tự động, tra cứu vận đơn, theo dõi lịch trình, đồng bộ dữ liệu… Giá cƣớc cạnh tranh.

Độ phủ chỉ ở các thành phố lớn.

Các đơn vị giao lẻ trong nội thành

Là dịch vụ bình dân nhất, bao gồm các đơn vị phục vụ vận chuyển nhỏ lẻ chỉ hoạt động trong khu vực nội thành nhƣ tại Hà Nội, Hồ Chí Minh … các đơn vị này tập trung giao đơn hàng phát sinh trong ngày, phục vụ cho phần đông đối tƣợng ngƣời bán không chuyên với số lƣợng hàng gửi đi rất ít.

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Chấp nhận giao hàng lẻ, số lƣợng ít. Phục vụ nhanh, hỗ trợ thu tiền hộ và hoàn tiền nhanh.

Chi phí thấp, tiện lợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát triển nhỏ lẻ, không lâu dài, không có sự đảm bảo.

Rủi ro cao, thƣờng xuyên sảy ra tình trạng tráo hàng, mất cắp hàng, mất tiền hàng do các đơn vị giao lẻ thƣờng có quy mô nhỏ và không vận hành chuyên nghiệp.

Cổng vận chuyển Logistics

Cổng vận chuyển Logistics là một giải pháp rất mới, đang đƣợc phát triển tại Việt Nam. Shipchung.vn là đơn vị tiên phong trong giải pháp này bằng cách liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển khác nhau, cùng phục vụ khách hàng qua một cổng giao tiếp trung gian trực tuyến. Ƣu điểm rõ nét của giải pháp này là tính tự động hóa rất cao, chuẩn hóa dịch vụ vận chuyển hàng cho các giao dịch mua bán trực tuyến. Toàn bộ mọi tính toán về cƣớc phí, chuyển tiếp hãng vận chuyển, thực hiện vận đơn, theo

dõi trạng thái, đối soát đều đƣợc cổng vận chuyển xử lý tự động, tiết kiệm rất nhiều thời gian cho cả ngƣời bán, ngƣời mua và các đối tác vận chuyển. Mô hình này đƣợc minh họa nhƣ Hình 4.2.

Hình 4.2 : Mô hình cổng vận chuyển so với các giao dịch vận chuyển riêng lẻ

(Shipchung.vn, 2014)

Cổng vận chuyển xây dựng kết nối với các hãng vận chuyển để tính phí vận chuyển và gửi vận đơn yêu cầu vận chuyển tự động. Quá trình này giúp rút ngắn và loại bỏ rất nhiều giao dịch truyền thống nhƣ hợp đồng, liên lạc… Tại Website ngƣời bán, cổng vận chuyển đƣợc tích hợp lên công cụ đặt hàng để ngay sau khi ngƣời mua nhập các thông tin về địa chỉ giao hàng và các tùy chọn giao hàng, thanh toán… có thể tính ngay ra cƣớc phí vận chuyển. Với thông tin này, khách hàng có thể đƣa ra quyết đinh mua chính xác hơn, giảm tỷ lệ hủy đơn hàng vì các xác nhận về vận chuyển đối với ngƣời bán. Sau khi xác nhận đơn hàng, cổng vận chuyển gửi cho khách hàng và ngƣời bán mã vận đơn tƣơng ứng với đơn hàng để kiểm tra trạng thái vận chuyển của hàng hóa, đồng thời, vận đơn cũng đƣợc gửi đến hãng vận chuyển mà khách hàng đã lựa chọn ở bƣớc trƣớc để hãng vận chuyển bố trí thực hiện việc giao hàng.

Đối với ngƣời bán, cổng vận chuyển giúp tiết kiệm đáng kể thời gian xử lý giao nhận và làm đơn giản hóa quy trình mua hàng, giao nhận hàng cho khách hàng. Chi phí vận chuyển sẽ giảm đều trong toàn bộ cổng khi lƣợng thành viên tham gia đông hơn. Đây là một giải pháp rất phù hợp cho các công ty TMĐT vừa và nhỏ.

KẾT LUẬN

Logistics là một trong những rào cản lớn nhất trong TMĐT. Các khảo sát chỉ ra rằng, tỷ lệ hủy đơn hàng ngay từ lần đầu tiên có liên quan rất lớn tới các yếu tố Logistics nhƣ cƣớc và thời gian vận chuyển, trong khi đó, tỷ lệ đặt lại hàng trong các lần tiếp theo phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng dịch vụ khách hàng mà quá trình giao nhận trƣớc đó thực hiện. Với vai trò là cầu nối hữu hình giữa ngƣời bán và ngƣời mua trên thị trƣờng ảo, Logistics đảm bảo đƣa chính xác sản phẩm đến đƣợc khách hàng đúng thời điểm, đúng vị trí với chi phí, thời gian và dịch vụ thấp nhất.

Các đặc thù về hành vi mua trực tuyến ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động Logistics. Lƣợng đơn hàng trực tuyến thƣờng nhỏ lẻ, phân tán về địa lý, phân tán về thời gian giao nhận, giá trị thấp nhƣng lại đòi hỏi cao về chất lƣợng giao nhận và nhạy cảm với cƣớc vận chuyển. Mặt khác, Logistics trong TMĐT đòi hỏi lƣợng đầu tƣ rất lớn cho các trung tâm xử lý đơn hàng và hạ tầng kỹ thuật. Điều này gây ra những thách thức rất lớn về Logistics cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.

Logistics trong TMĐT là một bài toán khó, ngay cả đối với những công ty bán lẻ hàng đầu thế giới. Walmart.com là một mô hình bán lẻ hỗn hợp, công ty đang cố gắng di chuyển sang mảng bán lẻ trực tuyến, trƣớc xu hƣớng thay đổi về hành vi mua sắm ngày càng lớn trong cộng đồng ngƣời tiêu dùng. Công ty đã cố gắng kết hợp lợi thế giữa hai mô hình để tạo ra lợi thế cạnh tranh về thời gian và địa điểm giao hàng so với các đối thủ khác. Đồng thời, để đáp ứng đƣợc đòi hỏi của TMĐT, công ty cũng đang nỗ lực đầu tƣ các cơ sở các cơ sở chuyên biệt cho việc xử lý đơn hàng trực tuyến. Cả Walmart.com và Amazon.com đều là những công ty có lợi thế cạnh tranh cốt lõi đến từ hệ thống Logistics, trong đó công nghệ tự động và công nghệ thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong các hệ thống Logistics này.

Cùng với xu hƣớng phát triển trên thế giới, TMĐT Việt Nam đang có sự chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, quy mô thị trƣờng nhỏ và nhu cầu tiêu dùng trực tuyến vẫn còn hạn chế khiến các công ty TMĐT phải cố gắng duy trì, khó có điều

kiện phát triển bứt phá. Trong số đó, Tiki.vn là một trong những dự án TMĐT đang thành công và tạo đƣợc những dấu ấn về chất lƣợng dịch vụ đối với khách hàng. Sự thành công của Tiki.vn có đóng góp quan trọng của việc chú trọng đầu tƣ vào hạ tầng Logistics.

Dựa vào lƣợng đơn hàng trực tuyến cần phải xử lý và các yêu cầu của công ty đối với dịch vụ khách hàng, các công ty TMĐT tại Việt Nam có thể tự xây dựng ma trận chiến lƣợc để hỗ trợ cho các quyết định về tổ chức Logistics. Đối với các công ty vừa và nhỏ, cổng vận chuyển là một giải pháp rất phù hợp, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và làm đơn giản quy trình vận chuyển hàng, rất đáng đƣợc quan tâm chú ý.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Hòa Bình, Peacesoft, Giải pháp vận chuyển trong thương mại điện tử.

2. Google, 2014, Báo cáo hành vi ngƣời tiêu dùng online, Report.

3. Trần Ngọc Thái Sơn, Tiki.vn, Thương mại điện tử: Áp lực từ hệ thống hậu cần.

4. Thesaigontimes.vn, 2014,TMĐT: Thị trường các tỉnh tăng nhanh, Article. 5. Đoàn Thị Hồng Vân, 2010, Logistics những vấn đề cơ bản, NXB Lao Động

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. A.T. Kearney, “Organizing Physical Distribution to Improve Bottom Line Results,” Proceedings ofthe Nineteenth Annual Conference of the National Council of Physical Distribution Management, 1981, pp. 4-5.

2. A.T. Kearney, 2011, China’s E-Commerce Market: The Logistics Challenges, Report.

3. A.T. Kearney, 2015, Breaking a Logistics Golden Rule, Report. 4. Amazon, 2014 Annual Report.

5. Amazon, 2014, Amazon Prime Air.

6. American Marketing Association, 1948 Report of the Definitions Committee of the American Marketing Association, Journal of Marketing, 13 (October 1948).

7. Arch W. Shaw, Some Problems in Market Distribution, Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1915.

8. Atkearney,2014, The 2014 Global Retail Development Index™, Report. 9. Ballou, R. H., 2007, The evolution and future of logistics and supply chain management, European Business Review, 19(4), pp. 332-348. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Bayles, Deborah L. 2002. E-Logistics & E-Fulfillment:Beyond the “Buy” Button, BridgeCommerce, Inc. CEO.UNCTAD Workshop, 2002

11. BCG, 2012, Online retail as a percentage of total retail, Report.

12. Bergdahl, Michael, 2004, What I learned from Sam Walton : how to compete and thrive in a Wal-Mart world. Hoboken, N.J. : John Wiley & Sons.

13. Bernard J. La Londe and Martha Cooper, “Distribution Careers” Distribution (November 1981): p. 61.

14. Cachon, G., and Fisher, M., 1997, Cambell Soup’s Continuous Replenishment Program: Evaluation and Enhanced Inventory Decision Rules, Production and Operation Management, 6, 3, Fall.

15. Capgemini Consulting , 2015, Walmart: Where Digital Meets Physical,

Research.

16. Cassidy Turley, 2013, "Impact on Industrial and Retail Real Estate", E- Commerce Imperative 2013, Report.

17. CBRE, 2013, Logistics and E-commerce: The impact of E-commerce on logistics real estate, Report

18. Chaffey, D. (2009), E-Business and E-commerce Management: Strategy, Implementation and Practice ( 4th edition), Prentice Hall, England, p. 10,12,335.

19. Cimigo, 2012, NetCitizens, Report.

20. Clark, T. H. and Lee, H. G., Performance, Interdependence, and Coordination in Business- to-Business Electronic Commerce and Supply-Chain Management, Information Technology and Management, 2000, p. 85-105

21. Copenhagen Economics, 2013, E- commerce and delivery: A study of the state of play of EU parcel markets with particular emphasis on e-commerce, Report.

23. Dawit Eshetu, 2014, Amazon Delivering the Goods….Millions of Times Each Day.

24. Digital 4Sight, 2000, Customer Fulfillment in the Digital Economy Amazon.com E-tail Customer Fulfillment Networks Pioneer.

25. DI-Marketing, 2015, The Study About Online Shopping Behavior in Viet Nam, Report.

26. Đoàn Thị Hồng Vân, 2010, Logistics những vấn đề cơ bản, NXB Lao Động.

27. Efraim. Turban, "E commerce & supply chain," Electronic commerce 2010: a managerial perspective, Pearson Education, 2009.

28. eMarketer, [online] Available at:

<http://www.emarketer.com/Article/Ecommerce-Sales-Topped-1-Trillion-First-Time- 2012/1009649>

29. Fay, Oshi, 2014, Executive Summary This Study Examines the Logistics System of Wal, Academia.edu.

30. FIMSL, 2014, Investing in smart logistics, Report.

31. Göpfert / Froschmayer, 2006, Logistik-Stories, Huss-Verlag.

32. Hauser, K & Chung C. Comparison of two Crossdocking Layouts at a JIT Manufacturer Issues in Information.

33. Systems, IV(2), 2003, pg. 486"

34. Heskett, J.L., Glaskowsky, N.A. Jr and Ivie, R.M. (1973), Business Logistics, 2nd ed., The Ronald Press, New York, NY, pp. 14-21.

35. ICRA Online, 2014, Is E-Commerce the Way to Go for Wal-Mart?, Fool.com, Article.

36. Jack W. Farrell, “Logistics: The Evolution Continues,” Traffic Management (September 1987): 88-101.

37. Jack W. Farrell, “New Clout for Logistics,” Traffic Management, September 1985, p. 37-43

38. James F. Robeson and William C. Copacino, Logistics Handbook, Free Press (August 7, 2011), p. 2,4,14. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39. Janice Hammond, 2013, Amazon.com’s European Distribution Strategy, President and Fellows of Harvard College.

40. Jesse LeCavalier, The Rule of Logistics, University of Minnesota Press, 2015

41. JLL, 2013, E-commerce boom triggers transformation in retail logistics, Report.

42. John J. Coyle, C. John Langley Jr., Robert A. Novack, Brian J. Gibson,

Supply Chain Management: A Logistics Perspective, Ninth Edition, South-Western College Pub; 9 edition (2013)

43. Khade, Alan S., and Nathan Lovaas, 2009, Improving Supply Chain Performance: A Case of Wal- Mart's Logistics, International Journal of Business Strategy.

44. Kulwiec, Crossdocking as a Supply Chain Strategy, Target, 3rd Issue (2004)

45. LaLonde, B.J. and Zinzer, P.H. (1976), Customer Service: Meaning and Measurement, National Council of Physical Distribution Management, Chicago, IL.

46. Machael J.Shaw, 2002, E-Business Management, Chapter 8: Supply-Chain between Wal-Mart and P&G, Kluwer Academic Publisher.

47. Mallik, Susan (2010), The Handbook of Technology Management: Supply Chain Management, Marketing and Advertising, and Global Management, vol 2 (1 ed.) Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons. p. 104.

48. Michael Porfer, Competitive Advantage (New York: The Free Press, 1985), p 37.

49. Mobile Commerce Daily, 2012, Walmart is Mobile Retailer of the Year, Article.

50. Mohan Chandran, 2003, Wal mart's supply chain management practices case study, ICFAI Center for Management Research

51. Moore, 2015, Vietnam Digital Landscape 2015, Report.

52. Murphy, G.J. (1972), Transport and Distribution, Business Books, London, p. 7.

53. MWPVL, 2014, The Wal-Mart Distribution Center Network in the United States, MWPL International Inc.

54. MWPVL, 2015, Amazon Global Fulfillment Center Network, Article. 55. Prologis, 2014, Inside the Global Supply Chain: A New Demand Model for Logistics Real Estate, Research.

56. Ronald E. Seger and William J. Best, “Integrated Logistics Management: The Trend Continues,” A.T. Kearney Research Report, February 1986.

57. Ronald E. Seger and William J. Best, “Integrated Logistics Management: The Trend Continues,” A.T. Kearney Research Report, February 1986.

58. Sandy Kosasi, 2014, How rfid technology boosts walmart's supply chain management, JITBM & ARF.

59. Sanja Lekovic, Nikola Milicevic, 2013, The importance and characteristics of logistics in electronic commerce, University of Novi Sad, Faculty of Economics

60. Schmitt, Emily, The Profits and Perils of Supplying to Wal-Mart, Bloomberg Business Week. Bloomberg, 14 July 2009

61. Shipchung.vn, 2014, Shipchung.vn proposal, Slideshare.net, Slide.

62. Steve Banker, 2013, Amazon Vs. Walmart: E-Commerce Vs. Omni- Channel Logistics, Forbes.com, Article.

63. Sulaman Muhammad, 2013, Case study: Amazon improvement of customer service by improving Inventory management, Muhammad Ali Jinnah University, Islamabad.

64. Turban. E., King. D., Lee. J. K., Liang, T. P., and Turban, D.C., 2015,

Một phần của tài liệu Logistics trong các mô hình thương mại điện tử trên thế giới một số giải pháp cho việt nam (Trang 108 - 125)