PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THựC TIÊN: ĐEM C ơ HỘI SUY NGHĨ CHO TRẺ NHỎ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 102 - 104)

XIII. 9 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NÂNG CAO TRÍ NĂNG

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THựC TIÊN: ĐEM C ơ HỘI SUY NGHĨ CHO TRẺ NHỎ

Là một nhà giáo dục kiệt xuất của Nhật bản, giáo sư Dohuhui đã có những kiến giải độc đáo của mình về tâm lý não lực của trẻ em. Ông giỏi quan sát cuộc sống và đưa ra nhiều vấn đề đáng phải phản tỉnh. Không giống vói nhiều học giả khác, tư tưởng giáo dục của giáo sư Dohuhui có tính thực tiễn hon, trực tiếp chỉ ra nhiều vấn đề thực tế cụ thể về giáo dục nhi đồng. Đồng thòi, ông đã đưa ra nhiều ý kiến mang tính xây dựng.

Dohuhui đã từng đảm nhiệm cưong vị Hiệu trưởng của một trường tiểu học trực thuộc đại học, điều này đã giúp ông có cơ hội tiếp xúc vói nhiều học sinh nhỏ tuổi và giúp ông có cơ hội quan sát môi trường xã hội và môi trường gia đình của các em. Trong thòi gian này, giáo sư Dohuhui bắt đầu suy nghĩ rốt cuộc thì cái gì là giáo dục, gia đình là nơi quan trọng để trẻ trưởng thành, nó có phát huy đúng vai trò tác dụng cần phải có của nó chưa?

Giáo sư Dohuhui cho rằng, phương pháp tốt nhất để tăng cường năng lực cho trẻ là làm cho cha mẹ của chúng trở những “nhà thực tiễn giáo dục”. Cha mẹ không chỉ phải hiểu được động thái tâm lý đặc biệt của con cái, mà còn phải nắm được đặc trưng cá tính của từng đứa trẻ để không ngừng tìm kiếm những phương pháp giáo dục sao cho sát vói thực tiễn cuộc sống.

Đại đa số cha mẹ đều hết lòng vì con cái, họ sẵn sàng ăn đói mặc rét, lao động khổ sở để con cái họ được ăn no mặc ấm, đưực học hành thành tài. Nhưng, một số người đã không đạt đưực mong ước đó, nguyên nhân là do họ chưa dùng tâm thái của một nhà thực tiễn giáo dục để giáo dục con cái, họ thiếu hoạt động giáo dục cụ thể và thiếu cả nghệ thuật và kỹ xảo giáo dục.

Giáo sư Dohuhui còn có một khoảng thòi gian làm chuyên gia tư vấn cho chưong trình “Vấn đề giáo dục con cái” trên Đài phát thanh và truyền hình Nhật Bản. Tham gia chương trình này, giáo sư Dohuhui có điều kiện tiếp xúc, trò chuyện vói nhiều ông bố bà mẹ và các em nhỏ, hiểu nhiều về các cháu nhỏ bị cô lập trong cuộc sống thường ngày và trong xã hội.

Giáo sư Dohuhui nhấn mạnh rằng, giáo dục thai nhi là một vấn đề mói, thai nhi có liên quan mật thiết vói người mẹ. Thói quen sinh hoạt, ăn uống, tình cảm, sức khoẻ của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành khoẻ mạnh của thai nhi. Động đậy trong bụng mẹ là những tín hiệu mà thai nhi gửi tói người mẹ, người mẹ không thể không biết điều đó.

Di truyền có ảnh hưởng rất lớn đối vói trí lực của con người, nhưng không phải tất cả đã định trước. Ảnh hưởng của môi trường và giáo dục sau này đối với con người còn lớn hon yếu tố di truyền. Cho dù sinh ra không đưực thiên phú nhưng nếu được giáo dục một cách đầy đủ, kịp thòi, bản thân người đưực giáo dục cố gắng hết mình thì sẽ đạt đưực những thành công to lớn không kém gì.

Tư tưởng giáo dục của giáo sư Dohuhui đã ảnh hưởng sâu sắc đến phưong pháp giáo dục con cái của các bậc cha mẹ. Dohuhui cho rằng, một điểm quan trọng nhất để biến đầu óc của trẻ em trở nên thông minh là cung cấp cho chúng những cơ hội suy nghĩ, để chúng tự mình động não, suy nghĩ. Đại não nếu không vận động sẽ trở nên trây ì và han gỉ.

Vậy phải làm thế nào để giúp trẻ động não suy nghĩ? Giáo sư Dohuhui cho rằng, cần phải tìm cơ hội giúp trẻ bước vào trạng thái suy nghĩ.

Công tác phát triển trí lực được thực hiện càng tốt thì đầu óc của trẻ càng trở nên thông minh, nhanh nhạy.

Đê’ giúp trẻ hình thành thói quen dùng đầu óc của mình để suy nghĩ vấn đề, trước tiên phải hướng dẫn cho trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc suy nghĩ. Trẻ có thể tự mình xác định các mục tiêu thực tế cụ thể cho bản thân, từ đó mói ham muốn đi thực hiện mục tiêu đó. Cha mẹ nếu đơn phương đặt ra các mục tiếu cho con cái, thì rất dễ làm cho chúng quên mất tầm quan trọng của việc tư duy và không có hứng thú khi thực hiện mục tiêu đó.

Giáo sư Dohuhui cảnh báo các ông bố bà mẹ rằng, khi con cái gặp khó khăn, cha mẹ nhất thiết không được đưa ra “kết luận” thay con cái.

Đối với trẻ nhỏ, gặp khó khăn chính là cơ hội tốt nhất để suy nghĩ tìm cách giải quyết kho khăn đó.

CHƯHOẰNG:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 102 - 104)