ĐI TÌM TRI THỨC TỪ HỨNG THƯ VÀ sự THOẢI MÁ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 101 - 102)

XIII. 9 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NÂNG CAO TRÍ NĂNG

ĐI TÌM TRI THỨC TỪ HỨNG THƯ VÀ sự THOẢI MÁ

Nhà giáo dục nhi đồng người Anh Spencer cho rằng: giáo dục nên là việc làm vui vẻ, khi đứa trẻ ở trong trạng thái không vui vẻ, trí lực và tiềm năng của chúng sẽ giảm xuống rất thấp. Lúc này, mọi sự chỉ trích, phê bình chỉ làm cho kết quả xấu đi, chứ không thể tốt lên.

Spencer cho rằng, mục đích của giáo dục là làm cho đứa trẻ trở thành người vui vẻ, thủ thuật và phưong pháp giáo dục cũng nên vui vẻ.

Khi vui vẻ, trẻ học cái gì cũng nhanh và dễ dàng; ngược lại khi căng thẳng, buồn bực, tâm trí của trẻ không tập trung, lúc này nếu có nhà giáo dục tài ba đến mấy cũng đành phải bó tay. Phưong pháp duy nhất là, trước tiên làm cho tinh thần của trẻ trở nên vui vẻ, thoải mái, tự tin, chuyên chú, sau đó mói bắt đầu học tập. Rất nhiều đứa trẻ bị coi là không có tư chất tự nhiên, trí năng kém hon so vói những đứa trẻ bình thường khác, nhưng thực ra không hẳn như vậy, chỉ có thể là do phưong pháp giáo dục của cha mẹ chưa thoả đáng mà thôi.

Spencer cho rằng, làm một nhà giáo dục vui vẻ cần phải đạt được những điểm dưới đây:

1. / Không nên dạy con cái khi mình đang bực tức, vì lúc này rất dễ trút bực tức lên người con cái.

2. / Không nên bắt đầu giáo dục hoặc cưỡng bức con cái học tập cái gì khi chúng đang bực tức hoặc vừa khóc xong.

3. / Trong giáo dục gia đình, cố gắng tạo ra không khí vui vẻ, khích lệ để trẻ có cảm giác thực tế và cảm giác thành công.

4. / CỐ gắng là một ngưòi lạc quan yêu đòi, sống vui vẻ. Một người như vậy sẽ nhìn

thấy ở con cái nhiều ưu điểm; ngược lại một người không lạc quan nhìn con cái toàn thấy

điểm xấu.

5. / Phải biết dạy con cái như thế nào, trước tiên phải biết khi nào con mình học tập có hiệu quả nhất.

Từ những kinh nghiệm của bản thân và kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học, Spencer đưa ra kết luận sau: Trẻ em học tập có kết quả nhất khi chúng ở trong trạng thái vui vẻ. Điều này có thể khiến cho các thầy cô giáo ở các trường công lập cảm thấy khó chịu. Họ sẽ nghĩ: “Chẳng lẽ cha mẹ cho con cái tói trường học là để choi đùa à?”; “Như thế thà rằng để cho chúng choi đùa còn hem, vì choi đùa mói vui vẻ”...

Đưong nhiên, sự vui vẻ của trẻ em rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có mục đích xã hội. Giáo dục là phải dẫn dắt các em đến vói vui thú có mục đích. Do đó, đối vói các bậc cha mẹ mà nói, trước tiên phải làm cho con em mình vui vẻ, sau đó mói tiến hành công tác giảng dạy.

Rất nhiều ông bố bà mẹ cho rằng, con em mình đã lãng phí thòi gian và công sức vào những việc làm vui thú. Spencer cho rằng đó là quan điểm nông cạn, hẹp hòi, bởi vì họ đã quên rằng những hoạt động đó là vô giá đối vói việc rèn luyện tư duy của trẻ nhỏ.

Những bài học khổ sở sẽ làm cho con người cảm thấy căm ghét tri thức. Những bài học vui vẻ, thoải mái sẽ làm cho tri thức hấp dẫn con người.

Những đứa trẻ lấy phương thức vui vẻ để đạt đưực tri thức không phải chỉ vì tri thức hấp dẫn chúng, mà còn do rất nhiều khoan khoái và thể nghiệm thành công thúc đẩy chúng tiến hành việc tự giáo dục suốt đòi.

Phải thừa nhận rằng, duy trì sự thoải mái vui vẻ của trẻ cũng là một mục tiêu có giá trị.

DOHƯHUI:

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THựC TIÊN:ĐEM C ơ HỘI SUY NGHĨ CHO TRẺ NHỎ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)