NÊN CHỌN CHO TRẺ NHỮNG LOẠI ĐÔ CHOI NÀO KHI CHƠI?

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 65 - 67)

X. CHƠI ĐÙA: TRIÊT HỌC NH

NÊN CHỌN CHO TRẺ NHỮNG LOẠI ĐÔ CHOI NÀO KHI CHƠI?

được. Giấy cũng rất rẻ, nếu chẳng may trẻ có làm rách một tờ thì cũng chẳng sao, chúng ta không nên hạn chế số lượng giấy chơi cho trẻ. Không còn hạn chế trẻ sẽ chơi thoải mái hơn và có thể gấp được nhiều thứ hơn.

Những cháu nhỏ từ 2-3 tuổi do cơ tay chưa được phát triển hoàn thiện nên thường thích đứng xem người khác gấp giấy hoặc được cha mẹ gấp cho chơi. Trẻ 4-5 tuổi có thể gấp một số đồ choi đơn giản. Còn những cháu đã đi học thì có thể gấp những thứ phức tạp hơn, thậm chí vận dụng tư duy để thiết kế ra những thứ mói. Đó là những cơ hội tốt cho sáng tác.

3. / Cắt dán:

Cho trẻ cắt những mảnh tranh ảnh ở trên tạp chí, sau đó dán sang một tờ giấy khác để tạo thành một bức tranh mới. Đó là cơ hội tốt để tập luyện cơ tay và phối họp hài hoà giữa tay và mắt. Công việc dán tranh ảnh xem ra không khó, nhưng đối vói trẻ nhỏ thì đây là một kinh nghiệm mói, dán đẹp hay không đẹp là một thách thức.

4. / Chơi các loại nhạc khí:

Bất luận là nhạc khí của người lớn hay là nhạc khí đồ chơi của trẻ nhỏ, trẻ đều rất thích chơi. Những dây đàn và nốt phím khác nhau sẽ phát ra những âm thanh cao thấp khác nhau, những âm thanh đó hoà lẫn vào nhau tạo ra một thứ nhạc vui tai hay thứ âm thanh hỗn tạp. Đối vói trẻ nhỏ, thử nghiệm những âm thanh khác nhau là một việc làm thú vị và thần bí. Trẻ có thể thử đi thử lại, không ngừng đi phát hiện những âm điệu mói, lúc này đối với trẻ nhỏ thực sự là mới lạ và hứng thú.

Sau khi biết hát, trẻ có thể vừa hát vừa chơi nhạc, mặc dù âm điệu có thể không hài hoà, nhưng trẻ vẫn say sưa hứng chí. Cũng có khi trẻ bất chợt viết ra những bản nhạc mói có thể không đúng âm điệu, nhưng đó là những “sáng tác” của trẻ.

Đặc điểm lớn nhất của những trò chơi trên đây là có thể giúp trẻ tự biểu đạt mình trong khi chơi, mà không bị hạn chếbởi bất cứ điều gì. Trẻ có thể rèn luyện được trí lực và thể lực thông qua các trò chơi này, ngoài ra còn khai phá và thể nghiệm những cái mói. Khi hoàn thành những trò chơi này, trẻ sẽ tự tin hơn và vui hơn trong cuộc sống.

NÊN CHỌN CHO TRẺ NHỮNG LOẠI ĐÔ CHOI NÀO KHICHƠI? CHƠI?

“Đồ choi là thiên sứ của trẻ nhỏ”, những đồ choi thích họp vói trẻ không chỉ giúp trẻ tăng cường trí lực mà còn làm phong phú đòi sống, thúc đẩy cơ thể phát triển toàn diện. Do đó, mỗi bậc cha mẹ nên chọn cho con cái mình những thứ đồ chơi thích họp.

ĐỒ chơi có tác dụng thúc đẩy trong quá trình trưởng thành của trẻ, nhưng những thứ đồ chơi khác nhau có tác dụng và ảnh hưởng khác nhau đối vói trẻ. Cha mẹ cần phải lựa chọn cẩn thận. Đồ chơi có thể phân thành 6 loại dưới đây:

1. / Kiểu đồ choi bổ ích cho não:

Loại đồ chơi này giúp trẻ học được nhiều loại khái niệm và giải quyết được nhiều vấn đề. Ví dụ, loại đồ chơi xếp hình có thể giúp trẻ nhận thức được từng bộ phận riêng lẻ và cả chỉnh thể; loại đồ chơi phân loại lại có thể giúp trẻ nhận thức sự giống và khác nhau; những bộ cốc to nhỏ có thể giúp trẻ nhận thức được thứ tự to nhỏ...

2. / Kiểu đồ chơi đời sống xã hội:

Loại đồ chơi này còn gọi là đồ chơi đóng diễn, tức là phải có từ hai người trở lên cùng chơi, nó có thể phát triển tình cảm của trẻ nhỏ. Vật phẩm của loại đồ chơi này vô cùng nhiều, ví dụ như búp bê, con rối... Nội dung trò chơi được thiết kế dựa theo môi trường xung quanh đời sống xã hội, như sân vận động...; đồ chơi mô phỏng theo đời sống gia đình như xe ô tô đồ chơi, nôi búp bê...

3. / Kiểu đồ chơi tổ họp:

Loại đồ chơi này còn gọi là đồ chơi xây dựng hay đồ chơi thao tác. Chủ yếu là đồ chơi vận dụng cơ bắp để thao tác, ví dụ như đồ chơi xếp hình bằng gỗ hoặc bằng nhựa...

4. / Kiểu đồ chơi kiểu động tác:

Là loại đồ chơi thể năng luyện tập cơ bắp lớn và động tác lớn. Khi chơi cần phải dùng sức của toàn thân, đồ chơi thường có kích thước khá lớn, như những đồ chơi cổ vũ trẻ bò, đứng, giữ thăng bằng, và học đi... Những đồ chơi này bao gồm xe đẩy vạn năng, xe tập đi...

5. / Kiểu đồ chơi phát triển khả năng ngôn ngữ:

Là loại đồ chơi giúp tăng cường khả năng thị giác, thính giác, khả năng nói, viết. Ví dụ như đĩa nhạc bài hát trẻ con, họa báo, sách đồ chơi...

6. / Kiểu đồ chơi khoa học:

Là những loại đồ chơi mang tính khoa học có thể thu hút trẻ quan sát, so sánh, thu thập, phân tích, ví dụ như kính hiển vi... Những loại đồ chơi này đều có thể cung cấp những kích thích cần thiết cho sự phát triển của trẻ như thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, đồng thời gây sự chú ý, liên tưởng của trẻ và nâng cao khả năng biểu đạt ngôn ngữ của trẻ.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 65 - 67)