PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP NÃO PHẢI GIẢN ĐƠN CỬA TRE NHỎ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 32 - 34)

V. PHÁT TRIỂN TIẾM NĂNG NÃO PHẢI CỦA TRẺ NHỎ

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP NÃO PHẢI GIẢN ĐƠN CỬA TRE NHỎ

TRE NHỎ

Trước 2 tuổi trẻ căn bản sống trong thế giói hình tượng. Đến tầm 6, 7 tuổi, trình độ thành thục của não trẻ đã đạt đến gần trình độ của người lớn. Nhưng, trung khu ngôn ngữ chưa thành thục, vẫn là lấy não phải làm trung tâm để nhận thức sự vật hiện tượng, tức là lấy tư duy hình tượng là chính. Bởi vậy, cha mẹ nên tận dụng tốt thời cơ này để áp dụng những biện pháp có hiệu quả thúc đẩy sự phát triển não phải của con cái, tiến tói đặt nền móng vật chất tốt đẹp cho khả năng sáng tạo của trẻ sau này.

Dưới đây là một số phương pháp chủ yếu triển phát triển não phải của trẻ:

1./ Luyện tập tay trái chân trái

Chúng ta đều biết rằng, chi phối nửa người bên trái là do não phải đảm nhiệm, do đó thông qua các hoạt động chân trái tay trái có ý thức, sẽ kích thích cho não phải phát triển. Trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ nên chú ý rèn luyện cho con cái sử dụng nhiều bên tay trái, ví dụ dùng tay trái để chơi đồ chơi và dùng chân trái để đá bóng... “Dao, kéo, vải” là trò chơi được trẻ ưa thích. Cha mẹ nếu cùng con cái chơi trò chơi này thì rất tốt, vì đó cũng là phương pháp tốt để rèn luyện não phải.

Đê’ cho trẻ ngồi trên ghế, và nhìn về phía trước (phía trước tốt nhất là bức tường mầu trắng để tránh phân tán sự chú ý của trẻ), cha mẹ đứng bên cạnh con, đưa đồ vật mà trẻ thích ưa thích đã đưực chuẩn bị sẵn từ trước ra bên trái của trẻ, sau đó hỏi vào bên tai trái của trẻ rằng: “Đây là cái gì hả con?” Khi đồ choi đưa vào đúng tầm nhìn của trẻ, chúng sẽ không ngừng reo lên: “là Lúc này hiệu quả là rất tốt, phát huy khả năng nhận thức, tìm kiếm, phân biệt đặc hữu của não phải đối vói hình thù đồ choi của trẻ.

Cha mẹ phải liên tục thay đổi phưong hướng đưa đồ choi ra trước mặt trẻ, ví dụ khi thì đưa ra từ bên trái khi lại đưa ra từ bên phải, làm như vậy có thể thúc đẩy khả năng suy đoán của trẻ, như “lần này sẽ ra ở bên nào nhỉ?”, từ đó kích thích sự phát triển của não phải.

Khi tiến hành việc luyện tập này, cần chú ý một số điểm sau:

1. / Không được để trẻ ngoái đầu sang hai bên.

2. / Cha mẹ đưa đồ choi ra, khi mói bắt đầu vị trí đưa ra nên thích đáng, tức là từ sau tai của trẻ đưa dần ra phía trước. Đặc biệt cần lưu ý, phạm vi nhìn của người lớn là 1800, còn ở trẻ nhỏ lại lớn hon người lớn một chút, khoảng 2000.

3. / Luyện tập thính giác hình tượng

Nói nhỏ vào tai trái của trẻ một ẩn ngữ đủ để cho trẻ hiểu và qua quá trình tư duy có thể đoán được. Trẻ trả lòi đúng hay sai đều không quan trọng, quan trọng là cha mẹ nói nhỏ bên tai trái của trẻ. Quá trình này có tác dụng kích thích não phải của trẻ phát triển, thúc đẩy mở rộng hình tượng trong quá trình suy đoán của trẻ và nảy sinh ra liên tưởng.

4. / Luyện tập xúc giác hình tượng

Cha mẹ chuẩn bị tốt những thứ đồ có mùi vị khác nhau, để trẻ dùng tay bịt lỗ mũi trái lại, đồng thòi nhắm cả hai mắt lại và ngửi xem có mùi gì.

Điều đáng nói là, mặc dù não phải điều khiển các hoạt động của phần thân thể bên trái, não trái điều khiển phần thân thể bên phải, nhưng chỉ có xúc giác là ngoại lệ, thông tin mùi vị thu thập được từ bên mũi phải sẽ trực tiếp chuyển đến não phải, tưong tự những thông tin mùi vị thu thập được từ mùi trái cũng được chuyển trực tiếp đến não trái. Vật phẩm dùng cho việc rèn luyện này chỉ có thể là những thứ mà trẻ ưa thích và có mùi vị không ảnh hưởng tói sức khoẻ.

5. / Luyện tập hình tượng ẩn náu

Dùng các loại hình vẽ có thể thay đổi đưực tổ họp để trẻ quan sát và phán đoán. Trẻ nhỏ phát hiện được càng nhiều hình vẽ ẩn náu thì khả năng phát hiện của trẻ càng mạnh, công năng của não phải càng phát triển.

Cha mẹ còn có thể tìm vài bức đồ hoạ mà trong đó ẩn chứa vài loài động vật hoặc những bức hoạ chỉ bộc lộ một số chi tiết liên quan đến vài loài động vật để trẻ đọc ra tên của loài vật đó, khiến cho cảm giác đồ tượng của não phải được kích thích. Bức tranh chỉnh

thể vẽ trong đại não bao gồm hình tưựng vật thể và điểm chi tiết.

6./ Luyện tập phán đoán trực quan

Trẻ nhỏ có khả năng này, tức là có thể dùng trực quan để phán đoán vài nhóm đồ vật có số lượng tương đồng. Nên để cho trẻ thực hiện và phát triển năng lực này một cách đầy đủ. Phưong pháp luyện tập phán đoán trực quan có rất nhiều.

Ví dụ, chuẩn bị một số quân cờ và cúc áo, chia quân cờ và cúc áo thành các nhóm 3 cái, 5 cái, 7 cái, sau đó cho trẻ nhận định các nhóm quân cờ và cúc áo có cùng số lượng vói nhau. Bạn có thể di chuyển vị trí của từng nhóm để trẻ tiếp tục phán đoán các nhóm quân cờ và cúc áo có cùng số lượng.

Khi tiến hành phưong pháp luyện tập này, cần đặc biệt chú ý: khi tập phải nắm tốc độ nhất định, không để cho trẻ đếm từng đống một, mà yêu cầu trẻ dùng trực quan để làm phán đoán tổng thể, từ đó nâng cao khả năng phán đoán trong thòi gian ngắn của trẻ.

Ngoài 6 phưong pháp trên, cha mẹ còn có thể thông qua nhiều phương pháp khác để rèn luyện não phải cho trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ quan tâm chú ý đến việc phát triển não phải của trẻ, sẽ có rất nhiều đồ vật và cơ hội có thể lợi dụng được.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)