Helste đưa ra:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 83 - 85)

XII. 6 NGUYÊN TẮC PHÁT TRIEN TRÍ NĂNG CHO TRẺ NHỔ CỦA Â u

Helste đưa ra:

1. / Trẻ rất giỏi học thuộc lòng thơ ca và những câu có âm luật.

2. / Trẻ chú ý đến sự thay đổi tình cảm của cha mẹ mỗi khi cha mẹ có chuyện vui, chuyện buồn.

3. / Trẻ thường hỏi các câu hỏi đại loại như: “Thời gian bắt đầu từ khi nào nhỉ?”.

4. / Trẻ rất ít khi lạc đường.

5. / Động tác của trẻ rất đẹp.

6. / Giọng hát của trẻ rất chuẩn.

7. / Trẻ thường hỏi các câu hỏi như: “Sấm, chóp và mưa hình thành như thế nào?”.

8. / Bạn nói sai một từ thường dùng, trẻ sẽ chỉnh lại ngay.

9. / Trẻ biết xỏ dây giầy từ bé và biết đi xe đạp từ rất sớm.

10. / Trẻ rất thích đóng vai các nhân vật và thích viết kịch.

11. / Khi đi du lịch, trẻ nhớ những mốc ở hai bên đường và nói: “Nơi này chúng ta đã đi qua một lần rồi”.

12. / Trẻ thích các loại nhạc khí và qua âm thanh có thể biết được đó là loại nhạc khí nào.

13. / Trẻ vẽ tranh rất đẹp, miêu tả sự vật rõ nét.

14. / Trẻ giỏi bắt chước các động tác cơ thể và nét mặt của người khác.

15. / Trẻ giỏi phân loại đồ vật theo kích cỡ, màu sắc, chủng lo ạ i...

16. / Trẻ giỏi gắn kết giữa hành động với tình cảm.

17. / Trẻ có thể kể truyện một cách lưu loát và sinh động.

18. / Trẻ có thể đưa ra ý kiến của mình về các âm hưởng khác nhau.

19. / Khi gặp người nào đó, trẻ nói: “Người này làm con nhớ đến ...”

20. / Với những việc mà người khác có thể hoàn thành và không thể hoàn thành, trẻ có thể đưa ra những lời đánh giá chuẩn xác.

22. / Trẻ có khả năng quan sát tốt, có thể phát hiện ra những chi tiết nhỏ nhặt của sự việc.

23. / Biết nói sớm và có khả năng biểu đạt tốt.

24. / Thích đánh cờ tướng và choi tú lơ khơ.

25. / Học hát rất nhanh.

26. / Có thể nhanh chóng nắm bắt được các loại công cụ khí giói.

27. / Rất tự tin

28. / Có “thị lực”, có khả năng giao tiếp tốt.

29. / Rất ít khi không biết mình đã làm gì.

30. / Thích đọc sách, không cần người khác đôn đốc.

3 1. / Có thể nhanh chóng học được cách hoán đổi đơn vị đẳng lượng (ví dụ ìooog =

32. / Từ nhỏ đã thích chơi với nhạc khí, lớn lên có thể nhận biết được những khúc nhạc không có ca từ.

33. / Là người giỏi trang trí đồ chơi, gấp giấy, người khác thường bảo nó khéo tay.

34. / Biết tự mình thu xếp công việc của bản thân.

Trong đó, (1), (8), (17), ((23), (30) là biểu hiện của tài năng ngôn ngữ; (6), (12), (18), (25) , (32) là biểu hiện của tài năng âm nhạc; (3), (7), (15), (24) (31) là biểu hiện của tài năng lôgic, toán học; (4), (11), (13), (22), (29) là biểu hiện của tài năng không gian; (5), (9), (14), (26) , (33) là biểu hiện của tài năng động giác cơ thể; (10), (16), (20), (27), (34) là biểu hiện của tài năng nhận thức bản thân; (2), (10), (19), (21), (28) là biểu hiện của tài năng nhận thức người khác.

Đọc xong 6 nhóm năng lực của trẻ trên, chúng ta sẽ phát hiện ra sở trường tiềm tại của con em mình, từ đó có phương pháp bồi dưỡng thích họp.

về phương diện ngôn ngữ: Trẻ từ nhỏ đã thể hiện là người khéo ăn nói, có thể dùng những câu từ đã được bản thân gia công qua, nhanh chóng học được những từ vựng mới và những câu cú dài, thích viết thơ, kể chuyện. Từ bé đã biết đọc sách một cách độc lập.

Làm sao để trẻ phát triển được tài năng ngôn ngữ của mình? Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy đọc chuyện cho con nghe. Cung cấp đầy đủ sách vở phù họp vói trình độ cho trẻ. Bảo trẻ học thuộc những bài thơ bài ca hay. Người lớn cũng nên học thuộc một số bài thơ ca. Cùng con chơi trò chơi chữ... Về phương diện âm nhạc: trẻ có thể phân biệt được các loại âm thanh khác nhau, ví dụ như âm thanh phát ra từ máy điều hoà, tiếng ô tô nổ, tiếng

gõ bàn phím máy tính... Khi còn rất bé trẻ đã thích sờ nghịch phím đàn. Có thể nhận biết đưực những khúc nhạc quen thuộc cho dù bạn có thay đổi ca từ hoặc thay đổi nhạc khí.

Phưong pháp bồi dưỡng nâng cao tài năng âm nhạc cho trẻ là, cho trẻ tập hát hò, mua cho trẻ một số nhạc khí như đàn piano, đàn ghi ta..., mòi thầy giáo phụ đạo về nhà hướng dẫn cho trẻ học nhạc, cho trẻ tham gia vào các lóp học nhạc... v ề phưong diện lôgic, toán học: trẻ giỏi đánh cờ tướng, cờ vua, thích tư duy trừu tượng, có thể nhanh chóng biết cách hoán đổi các đon vị đẳng lượng (2 ngày = 48 giờ...) Nếu tìm cho trẻ một hoặc vài người bạn có tài năng toán học. Chúng sẽ tập họp lại vói nhau thành một “câu lạc bộ toán học”.

về phưong diện không gian: trẻ có trí tưởng tượng phong phú. Nên tạo trẻ một môi trường hội họa, cung cấp cho trẻ những vật liệu tạo hình như đất nặn, bột nặn... Đưa trẻ đi thăm quan ở những noi xa lạ, sau đó bảo trẻ miêu tả lại noi đó. Cho trẻ tham gia các lóp hội họa... về phưong diện động giác cơ thể: các vận động viên và các nhà vũ đạo có thành tích xuất sắc đều là những người có thiên phú về lĩnh vực này. Loại thiên phú do 2 yếu tố tạo thành: tự làm cho động tác của mình trở nên đẹp hơn và thành thạo điều khiển mọi vật. Nếu như trẻ vừa học đã biết bơi, biết đi xe đạp, giỏi xỏ kim, sửa chữa đồng hồ... tức là trẻ có thiên phú về lĩnh vực đó.

Đưa trẻ đến tham gia vào các câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ vũ đạo... Môn thể dục ở trường học rất thích họp vói trẻ. Cung cấp cho trẻ những thứ đồ chơi điện tử, máy móc để trẻ sửa chữa... v ề phương diện biết người biết ta: nếu trẻ có thể nhận biết về bản thân, cha mẹ phải biểu dương những kiến giải của trẻ. Nếu trẻ có thể nhận biết về người khác, cha mẹ cho trẻ chơi trò chơi “Tổ trinh sát” là hay nhất. Đối vói những đứa trẻ có cả hai khả năng trên, tham gia biểu diễn kịch ngắn là hình thức hay nhất.

Đối với những đứa trẻ có khả năng ngôn ngữ, nếu được đào tạo tốt, rất có thể trở thành nhà hoạt động xã hội, nhà diễn thuyết, tác gia hoặc người dẫn chương trình tài ba.

Đối với những đứa trẻ có tài năng âm nhạc, nếu được đào tạo bài bản thì có thể sẽ trở thành những nhạc sỹ, người xướng ca trong tương lai.

Với những đứa trẻ có tài năng về lôgic, toán học, nếu được đào tạo, bồi dưỡng tốt, cộng vói sự nỗ lực của bản thân trẻ, trong tương lai có thể trở thành nhà toán học, nhà lôgic học, triết gia... Những đứa trẻ có tài năng tưởng tượng không gian trong tương lai có thể đạt được những thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc, vật lý và thiên văn... Những đứa trẻ có khả năng động giác cơ thể, có thể phát triển trong các lĩnh vực như thể thao, vũ đạo, xiếc, diễn viên, người mẫu... Những đứa trẻ có khả năng biết mình biết ta, trong tương lai có thể thành công trong các lĩnh vực như chính trị, triết học, xã hội học, hoạt động xã hội...

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 83 - 85)