HƯỚNG DẪN TRẺ CHƠI TRÒ CHƠI MANG TÍNH NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 64 - 65)

X. CHƠI ĐÙA: TRIÊT HỌC NH

HƯỚNG DẪN TRẺ CHƠI TRÒ CHƠI MANG TÍNH NGHỆ THUẬT

THUẬT

CÓ rất nhiều trò chơi thủ công mà trẻ nhỏ có thể chơi cùng vói các bạn, hoặc cũng có thể chơi một mình. Những trò chơi này xem ra rất lãng phí thòi gian, buồn tẻ và vô nghĩa, nhưng thực tế lại khác. Trong quá trình chơi, trẻ có rất nhiều cơ hội để biểu hiện tài năng nghệ thuật, khả năng sáng tạo và năng lực tư duy của mình. Đối vói trẻ nhỏ, chỉ cần cố gắng và hoàn thành xong công việc là đã cảm thấy sung sướng, mãn nguyện. Quá trình và kết quả của trò chơi này, cha mẹ thường thấy lạ lẫm, có một chút mơ hồ. Nhưng, trẻ nhỏ phải tốn rất nhiều thời gian và công sức mói có thể đạt được kết quả, chúng ta không nên dùng nhãn quan nghệ thuật của người lớn để nhận xét xấu tốt về tác phẩm của trẻ, càng không được mắng trẻ chơi như thế chỉ lãng phí thời gian.

Thực tế, những trò chơi như vậy là cơ hội tốt nhất cho trẻ đi sáng tạo và biểu hiện. Dưới đây là một số trò chơi này:

1./ Nặn tượng:

Một cục bột hoặc một nắm đất sét đều có thể là những thứ đồ chơi của trẻ, vì chúng có thể sáng tạo ra bất cứ vật thể nào tuỳ theo ý của mình và như thế trí tưởng tượng và thiên tài nghệ thuật của trẻ mói biểu hiện ra ngoài. Có lúc trẻ nặn không ra hình thù gì, nhưng cũng không sao, từ những lẫn thất bại đó trẻ sẽ rút ra kinh nghiệm cho riêng mình.

Có khi trẻ chẳng buồn nặn cái gì cả, chỉ cầm nắm cục bột hay cục đất trong tay. Đừng coi thường những động tác mang tính cơ giới này, ai biết được trong đầu trẻ lúc này đang nghĩ gì? Theo trí tưởng tượng, trong những tình huống an toàn, trẻ có thể thoả sức thể hiện tình cảm của mình. Ngoài ra, trẻ cũng có thể lợi dụng trò choi này để rèn luyện cơ tay, tăng khả năng phối họp giữa tay và mắt.

2. / Gấp giấy:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật giáo dục con từ 0 đến 9 tuổi (Trang 64 - 65)