Xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trên thị trường Việt Nam (Trang 141 - 145)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

4.1.3. Xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

4.1.3.1.Xu hướng hiện đại hĩa cơng nghệ ngân hàng nhằm tăng năng lực cạnh tranh Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng nhanh chĩng, thuận tiện nhằm thu hút khách hàng, các ngân hàng đã đua nhau đưa cơng nghệ mới vào hoạt động ngân hàng, cho phép khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách thuận

tiện, nhanh chĩng và chính xác hơn trước. Ví dụ, trong dịch vụ tiền gửi khách hàng cĩ thể truy vấn các thơng tin về tài khoản và thực hiện các nghiệp vụ thanh tốn của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Khách hàng cĩ thể thực hiện yêu cầu cấp tín dụng và sản phẩm dịch vụ khác mà khơng cần đến trụ sở ngân hàng hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động ATM của các ngân hàng ở các thời điểm và vị trí thích hợp với khách hàng nhờ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thơng minh. Việc sử dụng các máy ATM để gia tăng tiện ích cho khách hàng cũng như sự hiện diện của ngân hàng điện tử giúp giảm tình trạng thanh tốn bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giờ đây máy ATM khơng những cĩ chức năng ”rút tiền”, mà nĩ cịn cĩ thể cung cấp các dịch vụ khác như cho phép khách hàng truy cập, xem chi tiết tài khoản, sử dụng thêm các dịch vụ khác của ngân hàng, thậm chí thực hiện các hành vi mua sắm khác tạo ra thu nhập từ phí cho ngân hàng. Với các tiện ích như vậy, các máy ATM thế hệ mới cĩ thể được xem như một chi nhánh ngân hàng theo nghĩa hẹp.

Xu hướng cơng nghiệp hĩa dịch vụ vừa đáp ứng mục tiêu tăng năng suất lao động, giảm sự tham gia của con người vào quá trình cung ứng dịch vụ, vừa làm cho chất lượng dịch vụ đồng đều hơn, ít sai sĩt hơn. Nĩi cách khác, cơng nghiệp hĩa dịch vụ đã thay đổi về tổ chức hoạt động, về cấu trúc cung ứng dịch vụ ngân hàng. Sự thâm nhập của máy mĩc thiết bị vào quá trình cung ứng, sự hồn thiện những nhân tố kỹ thuật và mơi trường cung ứng nhằm thực hiện phân cơng lao động và chuyên mơn hĩa cao trong quá trình cung ứng dịch vụ ngân hàng. Cơng nghệ hố dịch vụ chính là phương thức được ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động của các NHTM hiện đại trong quá trình hội nhập.

4.1.3.2. Xu hướng đa dạng hố các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Dưới áp lực cạnh tranh, các ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng đã sáng tạo ra hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính để thoả mãn nhu cầu của khách hàng và khuyến khích khách hàng đưa ra những nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ tài chính mới. Minh họa rõ nhất cho ảnh hưởng của cạnh tranh đến việc phát triển và phổ biến các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng là những sản phẩm và dịch vụ

mới phát triển và được chào bán nhiều trong những năm gần đây như: Cho vay tiêu dùng; Tư vấn tài chính – kinh doanh; Dịch vụ quản lý tiền mặt cho khách hàng; Dịch vụ thuê mua.

Kể từ năm 1990, để cĩ thể nâng cao sức cạnh tranh, các ngân hàng tìm cách xâm nhập vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính khác mà trước đây họ khơng được phép tham gia như: Cung cấp dịch vụ bảo hiểm; Dịch vụ mơi giới đầu tư. Xu hướng này nhằm mục đích phân tán và giảm rủi ro các NHTM, nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu, vì nguồn thu của các NHTM từ đầu tư tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu, mà đầu tư tín dụng luơn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn lớn, chỉ cần một biến động về rủi ro tín dụng là ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và vốn của ngân hàng. Các ngân hàng nước ngồi cĩ nguồn thu chính là từ các dịch vụ ngân hàng, do nguồn thu này rất ít rủi ro. Xu hướng chung là các NHTM tập trung nỗ lực để đa dạng hĩa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ nhầm gĩp phần tăng thu nhập cho ngân hàng, thu hút được khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, làm tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

4.1.3.3. Xu hướng đổi mới về mơ hình tổ chức và quản lý nội bộ ngân hàng thương mại

Trong quá trình phát triển của kinh doanh ngân hàng, mơ hình tổ chức của các ngân hàng cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển khác nhau để đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính của cơng chúng và thực hiện các vai trị của mình. Mơ hình tổ chức của các ngân hàng tuỳ thuộc vào các chức năng và vai trị của ngân hàng cũng như phụ thuộc vào quy mơ của ngân hàng và quy định của chính phủ. Trước đây hầu hết các ngân hàng đều mang tính chất ngân hàng đơn vị hoặc cĩ chi nhánh ở mức độ thấp và đơn lẻ, nhưng kể từ cuối thế kỷ XX đến nay, cùng với sự thay đổi nhanh của bối cảnh kinh tế, khoa học – kỹ thuật và áp lực cạnh tranh các ngân hàng đã phát triển thành những tổ chức tài chính lớn đa năng, cĩ cấu trúc phức tạp hơn cho phép thích ứng với hồn cảnh và nhanh chĩng đưa ra các dịch vụ mới cũng như mở rộng mạng lưới hoạt động.

Kể từ những năm 1970, khi chính quyền các nước bắt đầu nới lỏng sự can thiệp của mình vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên khốc liệt hơn, cấu trúc cũ làm cho các ngân hàng bộc lộ các ”khiếm khuyết” trong phương pháp quản lý kinh doanh. Khi đĩ, các nhà quản trị ngân hàng đã cĩ những thay đổi theo hướng áp dụng phương pháp quản lý Tài Sản Nợ để kết hợp với phương pháp quản lý Tài Sản Cĩ trước đây nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Ngồi ra các ngân hàng cịn áp dụng nhiều kỹ thuật quản lý mới để đo lường rủi ro và áp dụng các biện pháp phịng ngừa rủi ro mới như: sử dụng khe hở nhạy cảm của lãi suất, khe hở thời lượng, các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tài chính phái sinh như hợp đồng quyền chọn để quản lý và phịng chống rủi ro lãi suất.

4.1.3.4. Xu hướng tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng

Để giữ khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới, các ngân hàng cĩ xu hướng cung cấp thêm các địa điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng thơng qua việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trong các siêu thị, trung tâm mua sắm hoặc gia tăng sự hiện diện của ngân hàng thơng qua việc thiết lập hệ thống máy ATM. Ngồi ra, các NHTM cịn kết hợp cả hệ thống mạng lưới chi nhánh hữu hình cùng với việc triển khai quá trình cung cấp dịch vụ ngân hàng Online qua điện thoại hoặc mạng Internet giúp các ngân hàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng vào mọi lúc, mọi nơi.

4.1.3.5. Xu hướng mở rộng mạng lưới kinh doanh quốc tế

Dưới tác động của quá trình tồn cầu hĩa, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cũng phải mở rộng phạm vi kinh doanh của mình ra phạm vi tồn cầu và kinh doanh ngân hàng cũng khơng là ngoại lệ. Do đĩ, các ngân hàng cĩ quy mơ lớn thường mở rộng hoạt động của mình sang mơ hình đa và xuyên quốc gia nhằm ”đi theo” khách hàng của mình trong việc quốc tế hĩa hoạt động của họ hoặc ”mở đường” cho khách hàng của mình trong quá trình xâm nhập và phát triển tại các thị trường mới nhằm tối đa hĩa lợi nhuận. Một số ngân hàng hiện đang kinh doanh tồn

cầu mạnh nhất cĩ thể kể đến là các tập đồn Citigroup (Hoa Kỳ), tập đồn Banque Nationale de Paris and Paribas Group (Pháp).

4.1.3.6. Xu hướng hợp nhất, sát nhập và mua lại ngân hàng

Để đa dạng hố danh mục đầu tư, giảm rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận, cắt giảm chi phí, hiện nay các ngân hàng hàng đầu thế giới đang thực hiện quá trình sát nhập, mua lại khơng chỉ trong từng quốc gia mà cịn thực hiện những vụ sát nhập xuyên quốc gia. Quá trình này đã tạo nên những đế chế về tài chính mới nhằm tận dụng, khai thác các lợi thế về vốn, địa bàn kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm quản lý ngân hàng cũng như đội ngũ nhân viên lành nghề cùng với cơng nghệ hiện đại và xây dựng các đế chế mang tính độc quyền tự nhiên trong kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng. Thơng qua quá trình hợp nhất, sát nhập các ngân hàng với các định chế tài chính phi ngân hàng khác như cơng ty bảo hiểm, cơng ty đầu tư đã hình thành những tập đồn tài chính ngân hàng cĩ quy mơ tài sản lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ USD.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trên thị trường Việt Nam (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)