2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4.1.1. Yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với cạnh tranh ngân hàng
Từ nửa cuối thế kỷ XX trở lại đây, tồn cầu hĩa kinh tế đã trở thành tác nhân quan trọng chi phối hầu hết các nền kinh tế quốc gia trên rất nhiều lĩnh vực. Với đặc trưng là một quá trình gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về mọi mặt của đời sống xã hội giữa các quốc gia nhằm hình thành những quy chế, luật lệ chung, tiêu chuẩn chung, văn hĩa chung, tồn cầu hĩa khiến hoạt động ngân hàng và cạnh tranh ngân hàng cĩ sự biến đổi sâu sắc.
Trước hết, tồn cầu hĩa buộc các quốc gia, muốn thu được lợi ích lớn hơn,
phải hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa quốc gia sẽ được lợi nhiều hơn nữa nếu chủ
động gắn kết với nền kinh tế thế giới thơng qua các liên kết kinh tế khu vực và kinh tế tồn cầu.
Quá trình hội nhập làm cho nền kinh tế mỗi nước ngày càng gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên khác, thúc đẩy thế giới phát triển theo hướng tạo ra một thị trường chung thống nhất trong đĩ những cản trở đối với sự giao lưu và hợp tác quốc tế giảm dần, cạnh tranh trở thành cạnh tranh quốc tế.
Thực tế cho thấy, dù cĩ nhiều nghi ngại và thận trọng hơn một số lĩnh vực khác, quá trình mở cửa thị trường tài chính – tiền tệ quốc gia đã được bắt đầu ở nhiều nước. Hội nhập quốc tế về tài chính – tiền tệ quốc gia phải thực hiện quá trình tự do hĩa tài chính, tức là xĩa bỏ các hạn chế, các định hướng hay ràng buộc trong việc phân bổ nguồn lực tín dụng giữa trong nước và ngồi nước. Tự do hĩa tài
chính cũng đồng nghĩa với việc mở rộng cạnh tranh của các định chế tài chính nước ngồi trên thị trường trong nước đi đơi với việc chấm dứt phân biệt đối xử về pháp lý giữa các chủ thể hoạt động tài chính cĩ quốc tịch khác nhau trên thị trường nội địa. Tự do hĩa tài chính bao gồm tự do hĩa lãi suất, tự do hĩa tỷ giá hối đối, giảm thiểu tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xĩa bỏ bao cấp vốn thơng qua chỉ định tín dụng, tự do hĩa các hoạt động của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế trên nền tảng của tự do hĩa các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là quá trình mở cửa để đưa hệ thống ngân hàng trong nước hịa nhập với hệ thống ngân hàng khu vực và thế giới, hoạt động ngân hàng khơng cịn bĩ hẹp trong phạm vi một nước, một khu vực mà mở rộng trên phạm vi tồn cầu. Hoạt động ngân hàng phải tuân thủ theo quy luật thị trường và các nguyên tắc kinh doanh quốc tế, đồng thời hoạt động ngân hàng được thực hiện theo tín hiệu thị trường mà khơng bị ngăn chặn bởi các biện pháp quản lý hành chính, lãi suất, tỷ giá, hoạt động tín dụng,…do thị trường quyết định.
Quá trình chủ động hội nhập của hệ thống ngân hàng quốc gia cĩ thể hiểu là quá trình cải cách từng bước hệ thống ngân hàng xuất phát từ yêu cầu thực tế của quá trình tồn cầu hĩa nền kinh tế quốc gia, vì cĩ như vậy hệ thống ngân hàng mới cĩ thể đảm nhiệm và phát huy được vai trị trung gian tài chính của mình trong bối cảnh nền kinh tế mới với nhiều biến động phức tạp của thị trường quốc tế nĩi chung và thị trường nội địa nĩi riêng.
Thực hiện hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng địi hỏi chính phủ và NHNN phải xĩa bỏ những ưu đãi, tiến tới cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng trong và ngồi nước. Do đĩ, mức độ hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng cĩ mối quan hệ chặt chẽ với mức độ tự do hĩa tài chính – tiền tệ. Việc thực hiện tự do hĩa tài chính – tiền tệ càng sâu rộng cĩ hiệu quả thì việc hội nhập ngân hàng càng thuận lợi.
Quá trình cam kết mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của WTO bao gồm các nội dung:
Một là, trừ khi cĩ quy định trong danh mục cam kết cụ thể, các thành viên
khơng được ban hành thêm hay áp dụng những biện pháp được nêu dưới đây, dù ở quy mơ vùng hay trên tồn lãnh thổ, gồm:
Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng dưới hình thức quota theo số lượng, độc quyền, tồn quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng hoặc yêu cầu đáp ứng những nhu cầu kinh tế.
Hạn chế về tổng số các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ ngân hàng đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức quota theo số lượng hay yêu cầu phải đáp ứng các nhu cầu kinh tế.
Hạn chế về tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ ngân hàng và tài sản dù dưới hình thức quota theo số lượng hay yêu cầu phải đáp ứng các nhu cầu kinh tế.
Hạn chế tổng số người được tuyển dụng trong lĩnh vực cụ thể hay một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng và những người cần thiết liên quan trực tiếp tới việc cung cấp dịch vụ ngân hàng dưới hình thức quota theo số lượng hay phải đáp ứng nhu cầu kinh tế.
Hai là, mỗi thành viên sẽ dành cho dịch vụ ngân hàng hay nhà cung cấp dịch
vụ ngân hàng của bất kỳ thành viên nào khác sự đãi ngộ khơng kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ với những điều kiện, điều khoản và những hạn chế đã được thỏa thuận và quy định trên danh mục cam kết cụ thể của các thành viên mới.
Ba là, trừ khi gặp phải tình huống phải bảo vệ cán cân thanh tốn, một thành
viên sẽ khơng áp dụng hạn chế về thanh tốn và chuyển tiền quốc tế cho các dịch vụ vãng lai liên quan đến cam kết cụ thể của mình.
Bốn là, một nước thành viên sẽ cho phép người cung cấp dịch vụ ngân hàng
của các nước thành viên khác được đưa ra các dịch vụ mới trên lãnh thổ của mình.
Năm là, mỗi nước thành viên sẽ dành cho người cung cấp dịch vụ ngân hàng
của bất kỳ nước thành viên nào khác quyền được thành lập và mở rộng hoạt động trong lãnh thổ nước mình kể cả việc mua lại các doanh nghiệp hiện tại hay một tổ chức thương mại.
Sáu là, mỗi nước thành viên sẽ cho phép người cung cấp dịch vụ ngân hàng
tiếp cận hệ thống thanh tốn bù trừ do nhà nước điều hành và tiếp cận các thể thức cấp vốn và tái cấp vốn trong quá trình kinh doanh thơng thường.
Bảy là, các thành viên cam kết rằng trong những trường hợp nhất định, trợ cấp
cĩ thể tác động bĩp méo dịch vụ thương mại, các thành viên sẽ tiến hành đàm phán nhằm định ra những quy tắc đa biên cần thiết để tránh những bĩp méo đĩ.
Tám là, mỗi thành viên sẽ trả lời khơng chậm trễ khi cĩ yêu cầu của bất kỳ
thành viên nào khác về những thơng tin cụ thể về bất kỳ biện pháp nào được áp dụng chung hay về hiệp định quốc tế.