Khẩn trương xây dựng hệ thống kênh phân phối có hiệu quả cấp quốc gia về dệt may.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 102 - 103)

- Campuchia:

3.3.3.5.Khẩn trương xây dựng hệ thống kênh phân phối có hiệu quả cấp quốc gia về dệt may.

Đối với các thị trường hạn ngạch:

3.3.3.5.Khẩn trương xây dựng hệ thống kênh phân phối có hiệu quả cấp quốc gia về dệt may.

quốc gia về dệt may.

Hiện tại, hệ thống kênh phân phối nội địa của chúng ta được tổ chức sơ sài. Đại đa số các công ty dệt may Việt Nam tiêu thụ sản phẩm trong nước thông qua hệ thống các cửa hàng do chính họ quản lý trực tiếp hoặc thông qua các đại lý. V ớ i tổ chức như vậy, việc phân phối các sản phẩm không đạt hiệu quả cao, mạng lưới phân phối không rộng.

Do đa số các công ty hướng tới thị trường nội địa chưa lâu, phần lớn các sản phẩm xuất khẩu lại là may gia công, không phải quan tâm đến thị trường tiêu thụ nên các công ty ít có kinh nghiệm trong việc phân phối sản phẩm. Việc đầu tư thiết

lập một mạng lưới phân phối rộng rãi đòi hỏi chi phí đầu tư lớn về hệ thống cửa hàng, kho bãi, vận chuyển, bảo quản,., nên các công ty vởa và nhỏ sẽ khó có thể chịu nổi. Hom nữa, việc các doanh nghiệp có ít kinh nghiệm trong vấn đề này sẽ ảnh

hưởng đáng kể tới hiệu quả của việc phân phối sản phẩm. Đố i với loại sản phẩm có vòng đời ngắn như các loại quần áo, vải vóc, ... sự chậm trễ trong việc phân phối

cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ.

Kiến nghị cho vấn đề này là việc thiết lập các doanh nghiệp chuyên chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm dệt may hay còn gọi là các nhà phân phối.. V ớ i việc hình thành các nhà phân phối, các doanh nghiệp có điều kiện tập trung vào lĩnh

vực quen thuộc là sản xuất, do đó, hiệu quả hoạt động sẽ cao hơn. về phía các nhà

phân phối, do đây là lĩnh vực hoạt động chuyên sâu của họ nên hệ thống các kênh phân phối sẽ được tổ chức và điều hành tốt hơn để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, vì chính việc tiêu thụ sản phẩm gắn liền vói doanh thu của họ.

Hiện nay chính là thời điểm thích hợp để thiết lập các nhà phân phối, vì việc xây dựng hệ thống phân phối đòi hỏi phải có thời gian. Các sản phẩm dệt may Trang Quốc đang vào thị trường nước ta chủ yếu thông qua con đường trao đổi tiểu ngạch và nhập khẩu bất hợp pháp nên không thể xây dựng hệ thống phân phối rộng rãi. Một khi chúng ta gia nhập WTO, hàng rào bảo hộ về thuế quan bị dỡ bỏ, hàng dệt may Trung Quốc sẽ xâm nhập thị trường nội địa thông qua con đường nhập khẩu chính ngạch với số lượng lớn và các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc sẽ thiết lập hệ thống phân phối rộng rãi. Đế n lúc đó, nếu chúng ta chưa có hệ thống phân phối hoặc hệ thống phân phối kém hiệu quả thì chúng tasẽ gặp bất lợi rất lớn trong việc cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 102 - 103)