Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 74 - 76)

- Campuchia:

3.1.1.2.Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HẬU HẠN NGẠCH

3.1.1.2.Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may

Nhìn chung, các doanh nghiệp may nhà nưầc chiếm ưu thế về sức cạnh tranh:

- Về công nghệ và trang thiết bị: để đáp ứng yêu cầu chất lượng của Mỹ, EU,

Nhật Bản và thị trường quốc tế, các doanh nghiệp may nhà nưầc đã quan tâm đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại. Các máy móc, công nghệ được nhập chủ yếu từ Đức, ý Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nưầc lần đều trang bị những công nghệ hiện đại.

- Về các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế: các doanh nghiệp may nhà nước đểu ý thức được tầm quan trọng của các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều đã đạt được các tiêu chuẩn ISO9000, ISO9002, IS1400. Điều đó chứng tỏ rằng các sản phẩm của các doanh nghiệp này đều đạt yêu cầu chất lượng quốc tế và có khả năng thâm nhập sâu hơn vào thử trường thế giới.

: - Về trình độ lao động: mặc dù ngành may chủ yếu sử dụng lao động giản đơn, không đòi hỏi trình độ văn hoa và công nghệ cao, nhưng các doanh nghiệp nhà nước đều có những quy đửnh đối với việc tuyển dụng lao động như tất cả các công nhân may đều phải trải qua các trường hay các trung tâm đào tạo nghề, còn các nhân viên quản lý, chuyên viên, kỹ sư đều phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành. Ngoài ra, hàng năm các doanh nghiệp nhà nước đều tổ chức các lớp đào tạo sử dụng công nghệ và nâng cao tay nghề cho công nhân.

Các doanh nghiệp may tư nhân Việt Nam, so với các doanh nghiệp may nhà nước có những yếu kém và lợi thế nhất đửnh:

- Đa số các doanh nghiệp may tư nhân đều thực hiện phương thức CMT và các hợp đồng gia công cho các hợp đổng phụ, may gia công cho các doanh nghiệp may nhà nưóc, chỉ có một số ít doanh nghiệp là thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Đ ó là những trường hợp các doanh nghiệp tư nhân tìm được khách hàng trực tiếp đầu tư vốn, thiết bử, đào tạo công nhân, còn các sản phẩm đa số đều sử dụng các sản phẩm truyền thống của Việt Nam như lụa tơ tằm với các thiết k ế mang tính á Đông. Như đã biết, do phương thức FOB đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động trong tất cả các khâu kinh doanh sản xuất, tìm kiếm khách hàng, nguyên liệu đầu vào, thiết k ế sản phẩm nên có nhiều rủi ro và cần có vốn đầu tư lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân không có vốn đầu tư lớn cản trở việc mở rộng sản xuất và đổi mới trang thiết bử. Một trong những khó khàn khác là trình độ nhân công của các doanh nghiệp tư nhân chưa cao dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm thấp. Chính vì vậy, khả năng thực hiện phương thức FOB là rất mạo hiểm đối với hầu hết các doanh nghiệp may tư nhân.

- Mặc dù xuất khẩu vẫn là mục tiêu của các doanh nghiệp tư nhân song để tồn tại các doanh nghiệp đã nỗ lực mở đường và chiếm lĩnh thử trường nội đửa. Đố i

vói thị trường này, các doanh nghiệp tư nhân đã tương đối nhanh nhạy hơn các doanh nghiệp nhà nước. V ớ i đặc điểm thị trường đông dân, giá cả và mẫu m ã quan trọng hơn chất lượng và thương hiệu, đồng thòi sức mua của đa số người dân vói thu nhầp chưa cao nên thị truồng nội địa phù hợp vói năng lực thực tế của doanh nghiệp

tư nhân. Các doanh nghiệp không cần có vốn đầu tư lòn, chi phí sản xuất thấp, linh hoạt và có thể sử dụng được lao động giản đơn. Các doanh nghiệp này đều cố gắng tạo mối liên hệ vói khách hàng để nắm bắt được thị hiếu từ đó nhanh chóng thoa

mãn nhu cầu thị trường. Đố i với các doanh nghiệp tư nhân, thị trường nội địa là cơ

sở vững chắc để họ có thể mở rộng sản xuất và thực hiện mục tiêu xuất khẩu.

3.1.2. Đ á n h giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 74 - 76)