Trường nội địa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 94 - 96)

- Campuchia:

trường nội địa.

Với dân số hơn 80 triệu dân và thu nhập ngày càng tăng, thị trường trong nưóc là một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, bình quân các hộ gia đình Việt Nam chi tiêu trên 3 % thu nhập cho may mặc. Đ ó là thị trường đầy tiềm năng, đáng tiếc là trong vài năm qua các doanh nghiệp dệt may đã quá m ê xuất khẩu m à lơ là thị trường nội địa dẫn tới nguy cơ chúng ta bị thua ngay trên sân nhà, để mặc cho sản phẩm nước ngoài, đặc biệt là của Trung Quốc mặc sức khai thác. Việc lấy lại lòng tin của người tiêu dùng trong nước và chiếm lĩnh thị trường nội địa là không thể trì hoãn.

Nếu phân đoạn thị trường theo chủng loại sản phẩm thì hiện nay, các sản phẩm may mặc Việt Nam bán trên thị trường nội địa còn rất hạn chế về chủng loại, kiểu dáng. Điểm qua các sản phẩm nổi bật trên thị trường có thể thấy chủ yếu các doanh nghiệp tập trung khai thác một số chủng loại sản phẩm như áo sơ m i các loại, quần áo dệt kim, áo gió... với số lượng và mẫu mã, kiểu dáng rất hạn chế. Các chủng loại sản phẩm khác như chăn, dĩa, gối, đệm, và các chủng loại quần áo khác hầu như bị bỏ ngỏ để hàng nhập khẩu của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan chiếm lĩnh. Nếu loại trừ những mặt hàng chúng ta không thể sản xuất do quá bất lợi về chi phí sản xuất, thì phần còn lại là những đoạn thị trường trống m à các doanh nghiệp trong nước chưa khai thác.

Xét trên góc độ phẩm cấp của sản phẩm, có thể thấy trong thời gian qua, chủ yếu chúng ta bán ở thị trường nội địa các sản phẩm có phẩm cấp trang bình, số lượng các sản phẩm cao cấp còn rất ít. Nhìn tổng thể, mặc dù các sản phẩm như áo

sơ m i các loại có chất lượng vải cao hơn hàng nhập khẩu Trung Quốc, nhưng lại thua kém nhiều về kiểu dáng, mẫu mã. Thị trường nội địa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, dịch vụ đối với sản phẩm dệt may nhưng các nhà sản xuất chưa đáp ủng được yêu cầu này. Nghịch lý xảy ra ở chỗ Việt Nam đủ sủc sản xuất những mặt hàng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang những thị truồng khắt khe như Nhật Bản, Mỹ, EU nhưng những sản phẩm này lại không được tung ra để tiêu thụ tại thị trường trong nước. Như vậy, chúng ta tự mình tạo ra một đoạn thị trường trống cho sản phẩm nhập khẩu. Đ ó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tìm cách chiếm lĩnh thị trường trong nước, điển hình như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May 10, Dệt Thái Tuấn, Phước Thịnh, Thế Hoa, các nhãn hiệu thời trang tư nhân như Vera, Wow, Maxx, Nino,.. Để thực hiện được giải pháp này, theo chúng tôi, bên cạnh các biện pháp của Chính phủ thì bản thân các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực dành lại khách hàng Việt Nam từ tay các đối thủ nước ngoài. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường công tác tiếp thị, tham gia hội chợ triển lãm, tạo mối liên kết bền chắc với các kênh phân phối nội địa là các đại lý, nhà bán buôn, bán lẻ trên toàn quốc. Đặc biệt phải có biện pháp tác động vào tính dân tộc, tạo nên làn sóng "Người Việt dùng hàng Việt" trong xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam hiện tại và tương lai.

3.3.2.2. Tăng cường mọi biện pháp để thâm nhập vào thị trường nước ngoài

Bước đầu tiên là phải đánh giá lại nhu cầu về hàng dệt may Việt Nam của các thị trường thông qua việc thiết lập hệ thống mạng xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các thị trường tiềm năng khác như Trung Đông, Châu Phi. Để làm được việc này, Hiệp hội dệt may, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành cần tự mình đưa ra các cơ chế nhằm khai thác các kênh thương mại khác nhau hiện đang có mặt trên thị trường đó. Những kênh thương mại phải đan xen lẫn nhau, nghĩa là cần phải thiết lập nhiều đầu mối trên sân nhà của mình. Đặc biệt, sử dụng các công ty luật của nước ngoài có mặt tại Việt Nam để làm tư vấn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Việc đánh giá nhu cầu của thị trường nhằm mục đích nhận định xem các nhu cầu này có ăn khớp với

năng lực sản xuất của ngành hay không, bởi sự càn đối giữa cầu và cung sẽ cho phép ngành đạt mức khu biệt hoa sản phẩm (product differentiation) cao nhất so với các

đối thủ cạnh tranh.

Sau khi xác định được sự ân khớp giữa cung và cầu, ngành phải quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của thị trường ra sao, thỏm chí, phải có biện pháp kích cầu trong tương lai theo hướng ngược lại "cung tạo ra cầu" thông qua mạng xúc tiến

thương mại. Ngành dệt may Việt Nam cần khai thác triệt để các thông tin về khách hàng nhằm giải quyết khâu yếu nhất của ngành dệt may hiện nay là hiểu biết không đầy đủ về khách hàng. Đ ó là những thông tin về tiềm năng tăng trưởng, vị trí cấu trúc của khách hàng và các khoản chi phí phải bỏ ra để phục vụ khách hàng. T i ề m

năng tăng trưởng của một thị trường liên quan đến các yếu tố nhân khẩu học và khả

năng mua hàng. Tiềm năng tăng trưởng càng cao thì nhu cầu của họ đối với sản phẩm của ngành càng có khả năng tâng theo thời gian. Do đó trong thòi gian tới để thực hiện giải pháp nói trên các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 94 - 96)