Đối với các nước xuất khẩu dệt may nói chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY TRUNG QUỐC TRONG THỜI KỲ HẬU HẠN NGẠCH

2.1.2.1.Đối với các nước xuất khẩu dệt may nói chung

Sau khi bãi bỏ hạn ngạch, ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia

được hưởng lợi nhiều nhất, ngành dệt may của các nước đang phát triỹn còn lại sẽ bị thiệt hại lớn và gặp nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh, nhất là những nước phải nhập khẩu nguyên liệu thô. Việc huy bỏ hạn ngạch sẽ khiến 27 triệu người ỏ những

nước đang phát triỹn mất việc làm, nơi ngành này thường cung cấp cho phụ nữ cơ

hội có việc làm ổn định duy nhất (tỷ lệ lao động nữ ở ngành này rất cao, chiếm từ 60%-80%). Liên đoàn Công nhân Da và Dệt may quốc tế ( I T G L W F ) đã cảnh báo sẽ có hàng triệu công nhân ngành dệt may tại các nước đang phát triỹn ở châu á có nguy cơ bị mất việc làm. (xem Phụ lục 1). Bên cạnh tình trạng thất nghiệp, việc

bùng nổ hàng dệt may Trung Quốc cũng sẽ làm ảnh hưởng tới k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may cũng như ngành dệt may nội địa tại các quốc gia khác.

- Đẩy hàng dệt may xuất khẩu của các nước đang phát triển khác ở vàothế

cạnh tranh khó khăn.

Cuộc đổ bộ ồ ạt của dệt may Trung Quốc khiến những quốc gia xuất khẩu may mặc có ưu t h ế lâu nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là Tunisia, Morocco, kế đến là Bănglađét và Việt Nam.

Hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc thuồng có những đạt giảm giá mạnh, tờ 15 đến 4 7 % nên biện pháp đánh thuế không gây ảnh hưởng gì và như vậy hàng xuất khẩu của các nước khác không thể cạnh tranh nổi.

Giá cả cũng luôn là thế mạnh của hàng may mặc Trang Quốc trong cuộc cạnh tranh giành thị trường xuất khẩu. Theo nghiên cứu của IMF, mức chênh lệch giá cả trung bình của hàng Trung Quốc với các nước khác lên đến 2 euro trong chín

mặt hàng được chọn nghiên cứu. Chẳng hạn, áo T-shirt của Trung Quốc nhập khẩu vào Pháp nay giá chỉ còn 1,8 euro, áo pull và quần tây chỉ khoảng 3,5 euro [51].

- Ngành dệt may nhiều nước đang phát triển trao đảo.

Cuộc cạnh tranh gay gắt đã có ảnh hưởng nghiêm trọng tới k i m ngạch xuất khẩu cũng như làm lao đao ngành dệt may và ảnh hưởng mạnh đến đời sống và việc làm của công nhân của các nước xuất khẩu may mặc, trông cậy vào ngành dệt may là ngành m ũ i nhọn của nền kinh tế quốc dân, như Tunisia, Morocco, Bănglađét... Ví dụ, tại Campuchia xuất khẩu dệt may chiếm tới 9 0 % tổng k i m ngạch xuất khẩu hàng hoa nước này, Bănglađét chiếm tới 80%, Pakistan chiếm tới 7 2 % và Sri Lanka chiếm

tới 42%.

- Nguy cơ mất thị trường xuất khẩu

Khi không còn giới hạn về hạn ngạch, dệt may Trung Quốc nhanh chóng lấn át tại thị trường nhiều nước, nhất là các quốc gia đang phát triển xuất khẩu hàng dệt may nhưng có sức cạnh tranh kém hơn. Dệt may Đài Loan giảm 19,7%, Philippin, Malaysia, Sri Lanka cũng giảm mạnh. K i m ngạch xuất khẩu hàng dệt của Mexico giảm 1,1%, Marốc giảm 4,8% k i m ngạch xuất khẩu hàng may sẵn. Nhiều quốc gia đã bị mất k i m ngạch xuất khẩu vào tay nhà khổng lồ Trung Quốc (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Thiệt hại giá trị xuất khẩu dệt may của các quốc gia Thiệt hại trị giá xuất khẩu dệt may của các nước

mát vào tay Trung Quốc

Quốc gia/Vùng lãnh thổ Thiêt hai (triệu USD)

India -$2623 EU -$2477 Hongkong -$2285 Canada -$1861 Korea, South -$1620 Pakistan -$1412 Indonesia -$1390 Turkey -$1316 Taiwan -$1282 Guatemala -$1265 Philippines -$1236 Italy -$1218 Thailand -$1161 Bangladesh -$1051 Vietnam -$981 SUB-SAHARAN AFRICA -$926

Sri Lanka (Ceylon) -$791

Cambodia -$676 Malaysia -$456 Israel -$424 Japan -$400 Colombia -$369 United Kingdom -$269 France -$250 Russia -$222 South Aírica -$181 Singapore -$165

Nguồn: Nghiên cứu The China Threat to World Textile and Apparel Trade tr.40 - Tình trạng thất nghiệp gia tăng

Mặc dù được hưởng những ưu đãi xuất khẩu vào thị trường dệt may M ỹ và EU, nhưng công nghiệp dệt may châu Phi bị thiệt hại nặng nề nhất. Đố i với châu Phi các nước này mất dỉn thị phỉn hàng dệt may, vì có quy m ô sản xuất nhỏ và họ không chỉ phải cạnh tranh với Trung Quốc, An Độ m à còn phải cạnh tranh với các đối thủ khác như Inđônêxia, Thái Lan, Pakistan,..Tinh trạng thất nghiệp ngày càng trở nên trỉm trọng tại các quốc gia xuất khẩu dệt may.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 48 - 51)