Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 76 - 78)

- Campuchia:

3.1.2.1.Nhận xét chung

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HẬU HẠN NGẠCH

3.1.2.1.Nhận xét chung

Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, dệt may là một trong những ngành chính và cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của nước ta. Cho đến đầu thầp niên 1990, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dệt may sang các nước

Đông  u và Liên X ô cũ. K h i khối xã hội chủ nghĩa Đông  u sụp đổ từ năm 1989,

vấn đề đặt ra là tìm thị trường thay thế. Sự chuyển hướng này đến cùng lúc vói một số cải cách kinh tế trong khuôn khổ chính sách đổi mới áp dụng từ năm 1986. Sau khi bãi bỏ chế độ độc quyền của Nhà nước trên ngoại thương và thay thế các biện pháp kiểm soát trực tiếp bằng thuế quan năm 1988, Việt Nam nhanh chóng tiến đến chế độ thương mại tiêu biểu của một nước đang phát triển: một mặt bảo hộ thị

trường nội địa bằng thuế quan tương đối cao và khá chênh lệch tuy theo mặt hàng, một mặt khuyến khích xuất khẩu bằng cách cho phép nhầp nguyên liệu theo giá thị

trường thế giới và bãi bỏ đa số các biện pháp hạn chế.

Tháng 12/1992, Việt Nam ký với Liên minh Châu  u một hiệp định thương

mại, có hiệu lực từ 1993, ấn định một số hạn ngạch cho xuất khẩu quần áo. Hiệp

định này được sửa đổi 3 lần sau đó, lần cuối cùng vào tháng 4/2004 và áp dụng đến cuối năm 2005. Theo văn bản mói này, Liên minh châu  u gia tăng 5 0 % các hạn ngạch của Việt Nam cho những mặt hàng mẫn cảm nhất (quần tây và áo sơ-mi) và 7 5 % cho một số hàng khác như nịt ngực. Trị giá của các giảm nhượng này khoảng 200 triệu euros cho năm 2003 và 225 triệu euros cho 2004 và 2005. Ngoài ra, một

hiệp định hợp tác khung cũng được ký kết tháng 7/1995 và thi hành từ 1/6/1995, qua đó Việt Nam có qui c h ế M F N và nhờ thế các thuế suất đánh trên hàng may mặc Việt Nam tối đa cũng chỉ bằng thuế suất M F N của Liên hiệp châu Âu. Việt Nam cũng được quyền hưởng thuế thấp hơn thuế MFN, trong khuôn khổ chương trình GSP của Liên hiệp châu Âu.

Theo thống kê của W T O cho n ă m 2002, thị phần của Việt Nam cho hàng dệt là 67 triệu U S D trong Liên hiệp châu  u (0,1% kim ngạch nhập khửu, hạng 35), 4 triệu USD tại Canada (0,1%, hạng 26) và 84 triệu tại Nhật (1,9%, hạng 9). về hàng may mặc, thị phần của Việt Nam là 39 triệu tại Canada ( 1 % , hạng 18), 981 triệu tại M ỹ (1,5%, hạng 23), 645 triệu trong Liên hiệp châu  u (0,8%, hạng 19), và 471 triệu (2,7%, hạng 3) tại Nhật.

Đố i với Việt Nam, thị trường M ỹ còn hoàn toàn đóng cửa cho đến khi M ỹ bãi bỏ cấm vận n ă m 1994. N ă m 2000, Việt Nam ký với M ỹ hiệp định thương mại song phương, gọi tắt là USBTA, cho phép Việt Nam thâm nhập thị trường với nhiều điều kiện thuận lợi hơn, giảm thuế suất trung bình từ 3 5 % xuống 5%. Ngành may mặc được đặc biệt lợi: bình quân thuế suất giảm từ 6 0 % xuống 5%, tuy có nhiều chênh lệch tuy theo mặt hàng. Nhờ hiệp định này và qui chế quan hệ thương mại bình thường (normal trading relations -NTR) Việt Nam được hưởng thuế suất MFN.

Kết quả là xuất khửu hàng may mặc sang M ỹ tăng vọt từ 49 triệu U S D n ă m 2001 lên 981 triệu n ă m 2002, tức gấp 20 lần trong chỉ một năm.

Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch trên tất cả các thị trường cao gần gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng số lượng, cho thấy Việt Nam đã gia tăng được rất nhiều trị giá hàng xuất khửu. Nhờ đó, tổng kim ngạch xuất khửu hàng dệt may tăng 40%, từ 1,96 tỷ đô-la n ă m 2001 lên đến 2,7 tỷ n ă m 2002 (xem bảng 3.3). Tức là tăng gấp 27 lần so với con số dưới 100 triệu của n ă m 1989.

N ă m 2004, kim ngạch xuất khửu đã vượt lên con số 4,386 tỷ USD, chiếm 16 3 5 % trong tổng kim ngạch xuất khửu của Việt Nam và tiếp tục duy trì ở vị trí thứ hai trong số các ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khửu Việt Nam.

N ă m 2005, một n ă m sau khi hiệp định A T C chấm dứt hiệu lực, kim ngạch xuất khửu hàng dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, đạt 4,85 tỷ USD (bao

gồm tỷ USD hàng hạn ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ và 3,05 tỷ USD hàng phi hạn ngạch không bị hạn chế gì cả), tăng gần 1 0 % so với năm 2004, trong đó các thị

trường chính như sau:

- Thị trường Hoa kỳ đạt 2,626 tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2004, chiếm 5 4 , 1 % tổng k i m ngạch xuất khẩu

- Thị trường E Ư đạt 850 triệu USD, tăng 1 2 % so với năm 2004 và chiếm 1 7 % tổng kim ngạch.

- Thị trường Nhật Bản đạt 630 triệu USD, tăng 1 7 % so với năm 2004 và

chiếm 1 3 % tổng k i m ngạch.

- Theo số liệu của Tổng cừc Thống kê, hàng may mặc của Việt Nam đã xuất khẩu đến 174 nước trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành may là Mỹ, EU và Nhật Bản, ngoài ra còn có các thị trường khác như Đài Loan, Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 76 - 78)