Các tác động tích cực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 67 - 68)

- Campuchia:

2.2.1.Các tác động tích cực

- Thứ nhất, thúc đẩy cạnh tranh sản phẩm và thị trường.

Đuôi sức ép phải tự phát triển để cạnh tranh trước gã khổng lỗ Trang Quốc, ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang nỗ lực không ngừng tạo ra thương hiệu sản phẩm riêng cũng như không ngừng tăng sức cạnh tranh của sản phẩm bằng các biện pháp tích cực như đổi mới công nghệ, đa dạng hoa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát chi phí, giảm giá thành, tăng cường liên kết với nhau để hỗ trợ cho nhau khi cần thiết. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải nỗ lực cắt giảm giá thành bằng cách tận dụng nguỗn nguyên liệu trong nước, mặc dù bây giờ nguỗn nguyên liệu trong nước ta còn rất hạn chế, không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng đang từng bước xây dựng thương hiệu cho mình và một số đã thành công như may Việt Tiến, Đông Xuân, Nhà Bè, May Mười, Gấm Thái Tuấn,...Các doanh nghiệp này không chỉ thành công trên thị trường nội địa m à còn đang dần có tên tuổi trên thị trường thế giới.

- Thứ hai, kích thích giảm giá thành sản phẩm làm lợi cho người tiêu dùng.

Dưới sự tác động của dệt may Trang Quốc - luỗng hàng giá rẻ với khối lượng lớn ỗ ạt chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu thế giới cũng như thị trường nội địa - các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam buộc phải tìm mọi cách giảm giá thành sản phẩm của mình nhằm giữ thị trường trong nước cũng như tạo sức cạnh tranh trong xuất khẩu. Việc này sẽ khiến cho người tiêu dùng Việt Nam được lợi khi m à được lựa chọn các sản phẩm có tính cạnh tranh đa dạng về mẫu m ã và giá cả.

- Thứ ba, chủ động đổi mới để ngành dệt may Việt Nam phải tạo động lực

thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước, cải tiến công nghệ hiện đại cũng như không ngừng khẩn trương nâng cao trình độ lao động trong ngành nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong thời đại mới. Trước sức ép cạnh tranh của hàng Trung Quốc và yêu cầu cấp thiết phải đứng vững không chỉ trên thị trường nội địa m à còn

thị trường quốc tế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhanh chóng nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, áp dụng các dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm

tăng năng suất, có khả năng thực hiện những đơn hàng lớn và thòi gian giao hàng gấp rút. Bên cạnh đó, đào tạo công nhân may lành nghề, cán bộ quản lý nhằm củng cố sức mạnh của doanh nghiệp cũng là yêu cầu cấp thiết của mợi doanh nghiệp dệt may trong thời kỳ mới. Có công nhân lành nghề, máy móc hiện đại, chúng ta mới có thể dành được các đơn hàng tốt từ phía khách hàng, tạo uy tín trên thị trường quốc tế.

2.2.2. C á c tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 67 - 68)