Mô hình đa cực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 43 - 44)

Biểu đồ 1.4: Thị phần EU hàng may mặc trước và sau khi xóa bỏ quota ATC

1.3.2.2.Mô hình đa cực

Đây là kịch bản lạc quan nhất đối với ngành dệt may thế giới. Đặc điểm nổi bật của m ô hình này là sự biến động không đáng kể thị phần thị trường hàng dệt may thế giới, nhưng các nước xuất khẩu và nhập khẩu hàng dệt may đều được lợi, nhờ sự tăng cao nhu cầu hàng may mặc và các nhân nhượng lẫn nhau trong phối hợp chính sách giữa các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu hàng may mặc.

Suy đoán này xuất phát từ thực tế có tín hiệu cho thấy, các thị trường nhập khẩu hạng dệt may lớn như Mỹ, EU đang tính toán khả năng sẽ áp dụng việc dỡ bỏ hạn ngạch sau ngày 31-12-2004 cho cả những quốc gia đang là quan sát viên hay các quốc gia sẽ gia nhập WTO trong tương lai. ý kiến này được nhóm các nước xuất khẩu hàng dệt may chưa là thành viên WTO đề xuất tại cuộc họp của Tổ chởc hàng

dệt may quốc tế (ITCB) lần thứ 5 được tổ chức năm 2004 tại thủ đô Niu Đê li của ấn

Độ, và nhận được sự ủng hộ đáng kể từ một số các đại biểu thành viên, do nó mang

lại cơ hội đồng đều cho tất cả các quốc gia. Khả năng khác, do Mị và Thổ Nhĩ Kỳ

đề xướng, là gia hạn Hiệp định ATC, cụ thể là kêu gọi WTO trì hoãn việc dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Trung Quốc đến hết ngày 31-12-2007. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ không ít từ Mexico, Italia, Bỉ, Ôxtrâylia và hơn l o nước châu Phi khác. Đ ó là chưa kể nhiều biện pháp gây sức ép từ phía Mị, EU nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của ngành dệt may Trung Quốc.

Mặt khác, một thực tế nữa cho thấy Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng nhưng sẽ không chi phối hoàn toàn thị trường dệt may thế giới, dù hệ thống hạn ngạch bị dỡ bỏ từ 1-1-2005 vì một số lý do chủ yếu sau: thứ nhất, nếu Trung

Quốc tiếp tục sản xuất các mặt hàng cấp thấp và tăng cường số lượng thì đến mức

nào đó, giá đầu vào như sợi bông và lương cho công nhân cũng sẽ tăng cao theo nhu

cầu, làm giá cả tăng vọt. Do đó, hàng hoa Trung Quốc sẽ kém sức cạnh tranh so với các nước khác. X u hướng gần đây cho thấy Trung Quốc sẽ đi vào phát triển các mặt hàng cao cấp. Nếu đi theo hướng này, Trung Quốc sẽ nhường thị trường hàng thấp cấp cho các nước đang phát triển khác. Thứ hai, các nước nhập khẩu chắc chắn sẽ có những chính sách để bảo hộ không chỉ bản thân họ, m à còn bảo hộ cho cả các bạn

hàng chiến lược. Cụ thể, họ sẽ thực hiện hiệp định thương mại song phương, m à ưu

tiên cho một số nước. Vì Hiệp định ATC chỉ quy định những hạn chế số lượng chứ không phải yêu cầu thuế quan về hàng dệt may phải công bằng giữa các nước thành viên. Ví dụ, trong trường hợp giữa các nước NAFTA, Mexico vẫn hưởng lợi thế về thuế nhập khẩu 0 % cho hàng dệt may khi vào thị trường Mị, trong khi các quốc gia ngoài NAFTA vẫn phải chịu áp thuế 7 % - 3 2 % tại thị trường M ị và 1 7 % - 1 8 % tại thị

trường Canada.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế tác động của thương mại hàng dệt may trung quốc đối với thị trường dệt may thế giới và việt na (Trang 43 - 44)