Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 89 - 113)

- Xây dựng khung chương trình đào tạo để áp dụng có hiệu quả vào các

3.3.2.8Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra đánh giá

Tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh theo định kì và đột xuất để kịp thời rút kinh nghiệm và khắc phục. Đồng thời tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, quy trình giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy chế kiểm tra, thi, xếp loại học sinh không để xảy ra các trường hợp tiêu cực hoặc chạy theo thành tích. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ, bằng cho học sinh phải thực hiện nghiêm túc theo quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo và của Tổng cục Dạy nghề.

Kết luận chương 3

Như vậy, trong chương 3 luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đào tạo nghề nói chung và chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Từ việc phân tích thực trạng đào tạo tại các trường cao đẳng nghề thành phố Hà Nội, luận văn đã đề xuất các giải pháp tập trung vào giải quyết những mặt còn tồn tại trong công tác đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề Hà Nội. Các giải pháp nêu trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ở một khía cạnh nào đó nó cũng góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các nhà trường cao đẳng nghề thành phố Hà Nội.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nguồn nhân lực là một yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên vai trò quyết định đó chỉ có hiệu quả khi nguồn nhân lực đó được đào tạo để họ trở thành những con người lao động có năng lực, có tay nghề và có phẩm chất cần thiết đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển thì hệ thống đào tạo nghề có nhiệm vụ đào tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hơn thế nữa, người lao động được đào tạo trong các trường dạy nghề có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế của bất kì một quốc gia nào. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và sự mở cửa giao lưu kinh tế với các quốc gia trên thế giới, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động càng trở nên cấp thiết để đáp ứng được đòi hỏi cao của thị trường lao động với tính cạnh tranh gay gắt. Nhờ có quá trình đào tạo nghề mà người lao động chính là một yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm làm ra. Với trái tim, khối óc và bàn tay mà người lao động được trải qua quá trình đào tạo chính là sự bảo đảm vững chắc nhất cho các sản phẩm được làm ra với chất lượng cao. Bên cạnh đó, đào tạo nghề nhằm giúp cho người học nghề có được các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghề nghiệp ở trình độ chuyên môn nhất định để có thể làm việc theo nghề đó sau khi tốt nghiệp, đồng thời có thể giáo dục cho họ những phẩm chất nghề nghiệp như lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động sản xuất. Đồng thời, qua dạy nghề người học cũng có được các kiến thức và cơ sở khoa học của nền sản xuất nói chung, có được kỹ năng, kỹ xảo sản xuất, biết sử dụng các thiết bị sản xuất, các công cụ

lao động để có thể tự lựa chọn nghề nghiệp cho mình trong tương lai. Có thể thấy, công tác đào tạo nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở Việt Nam nói chung và hệ thống đào tạo nghề tại các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng còn rất nhiều những tồn tại và bất cập, chẳng hạn như trong tổ chức thực hiện quá trình đào tạo ở các trường CĐN Hà Nội còn nhiều hạn chế về nội dung, chương trình đào tạo chưa đổi mới kịp thời, nội dung còn nặng về lý thuyết, chưa chú trọng đến kỹ năng thực hành; phương pháp đào tạo còn lạc hậu, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học; mặt khác đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy ở một số trường chưa đạt chuẩn, số giáo viên chưa có nghiệp vụ sư phạm bậc II còn khá cao; ngoài ra cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành của một số trường dạy nghề còn thiếu, máy móc hỏng, lạc hậu, người học muốn được thực hành tay nghề sau khi học lý thuyết cũng không đạt được hiệu quả học tập. Còn rất nhiều những bất cập khác trong quá trình đào tạo nghề ở các trường CĐN thành phố Hà Nội đòi hỏi cần được sự quan tâm của nhà nước và của các ban ngành nhằm khắc phục những hạn chế để công tác đào tạo nghề cho người lao động thực sự đạt được chất lượng cao.

Công tác đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong hệ thống các trường CĐN thành phố Hà Nội nói riêng có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một đội ngũ người lao động có chất lượng cao cho xã hội. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề, đó là những giải pháp: phải nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác dạy nghề, bởi có như vậy mới góp phần làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội trước đây ai cũng chỉ thích làm “thầy” không thích làm “thợ”. Mặt khác, giải pháp từ phía Nhà nước là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý trong lĩnh vực dạy

nghề nhằm làm cho công tác đào tạo nghề thực sự được quan tâm, chú trọng để nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, nhà nước cần xây dựng khung trình độ nghề quốc gia tương thích với khung trình độ giáo dục ở các trường CĐN để giúp các trường CĐN áp dụng có hiệu quả trong quá trình đào tạo. Ngoài ra, nhóm giải pháp từ phía các trường CĐN cũng rất quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. Giải pháp thứ nhất là phải đề ra được mục tiêu cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở đào tạo nghề và từng trình độ của người học nghề, có như vậy quá trình đào tạo nghề mới thực sự có hiệu quả, người học nghề dễ dàng tiếp cận với kiến thức chuyên môn, với các kỹ năng thực hành nghề. Giải pháp thứ hai là cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, điều đó góp phần đào tạo ra được một đội ngũ những trò vừa giỏi chuyên môn vừa giỏi tay nghề. Giải pháp thứ ba là cần đổi mới chương trình, nội dung đào tạo vì đây là một trong những hạn chế lớn nhất ở các trường nghề, khi chương trình nội dung lạc hậu thì người học nghề không thể nắm bắt được những kỹ thuật hiện đại của xu thế phát triển. Giải pháp thứ tư là cần hoàn thiện tổ chức – bộ máy quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của các trường CĐN. Giải pháp thứ năm là cần quản lý công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiệu quả bởi người học nghề có được tay nghề cao hay không chính là nhờ có quá trình thực hành tay nghề và điều đó phụ thuộc rất lớn vào các trang thiết bị thực hành. Giải pháp thứ sáu là cần đổi mới công tác tuyển sinh nhằm làm nâng cao hơn nữa chất lượng đầu vào của người học nghề. Giải pháp thứ bảy là hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động giảng dạy và học tập để góp phần giáo dục thái độ, động cơ, ý thức học tập, ý thức kỷ luật lao động cho người học nghề. Và giải pháp thứ tám đó là cần đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên, có như vậy người dạy học mới đánh giá đúng chất lượng của người học nghề.

Có thể nói, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Công tác đào tạo nghề được xem là một trong những quyết sách hàng đầu để đào tạo ra đội ngũ những người lao động có chất lượng cao đủ sức tiếp thu và làm chủ khoa học công nghệ, đi tắt đón đầu tạo tiền đề bứt phá rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, đòi hỏi Đảng và Nhà nước Việt Nam cần thực hiện hữu hiệu các giải pháp đã đề ra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội.

DANH MỤC TÀI IỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Hoàng Chí Bảo (1993), “Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người”, Tạp chí triết học.

3. "Chất lượng dân số- Quà tặng cho thế hệ sau" (14/9/2006), Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.

4. Mai Quốc Chính (1999), Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), Nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), “Tạo dựng nguồn lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí cộng sản.

7.Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển NNL giáo dục đại học ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. TS. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong Lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Dũng (2002), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí lý luận chính trị.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Tài liệu phục vụ nghiên cứu các kết luận Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Phạm Văn Đức (1998), « Mấy suy nghĩ về vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH, HĐH », Tạp chí triết học.

18. Trần Khánh Đức (2003), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực, Nxb Giáo dục.

19. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Đề tài KX.07-14, Hà Nội.

20. GS.VS Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. PGS. TS Phạm Hảo, PGS. TS Võ Xuân Tiến (2004), Toàn cầu hóa kinh tế, những cơ hội và thách thức đối với miền Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Nguyễn Thị Hằng (1999), « Về triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm », Tạp chí Lao động – xã hội.

23. Nguyễn Văn Hiệu (1997), « Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước », Tạp chí cộng sản.

24. Đông Thị Hồng (2003), Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng NNL, những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Lê Thị Hương (2005), Nguồn vốn cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. "Hướng nghiệp – đừng bỏ quên, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao" (08/6/2006), Báo Giáo dục thời đại, thứ Năm.

28. TS. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Phan Văn Khải (11/1/1998), "Tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các nhà khoa học – công nghệ và các cơ quan Chính phủ để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế", Báo Nhân dân.

30. Kết quả điều tra lao động, việc làm "Tỷ lệ thất nghiệp giảm, lao động qua đào tạo tăng" (21/11/2005), Thời báo kinh tế Việt Nam.

31. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục và Đào tạo, kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

32. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcova.

33. Huy Lê (09/7/2006), "Để không lãng phí nguồn lực chất lượng cao", Báo Nhân dân.

34. Nguyễn Đình Luận (2005), "Nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

35. Cao Văn Lượng (2001), Công nghiệp hóa – hiện đại hóa và sự phát triển giai cấp công nhân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. TS. Trần Hùng Lượng (2005), "Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng", Nxb Thế giới, Hà Nội.

37. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 38. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. 39. TS. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

40. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Điều 34 khoản 1.

42. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật dạy nghề, số 76/2006/QH11.

43. Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. TS. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

45. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg về việc quy hoạch mạng lưới dạy nghề 2002 – 2010.

46. Thủ tướng Chính phủ (2011), Báo cáo chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020.

47. TS. Nguyễn Thị Tính, Bài giảng đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Khoa tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

48. Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hà Nội (2002), Báo cáo những vấn đề cơ bản để xây dựng và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đến năm 2010.

49. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội.

50. GS. TS Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 89 - 113)