Công tác dạy nghề ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 41 - 45)

7/ Kết cấu của luận văn

1.4.2 Công tác dạy nghề ở Nhật Bản

Mô hình đào tạo nghề tại công ty là mô hình đào tạo chủ yếu của Nhật Bản. Phần lớn thanh niên Nhật Bản sau khi tốt nghiệp phổ thông tham gia vào thị trường lao động, được công ty thuê và tham gia vào quá trình đào tạo nghề

do công ty sử dụng tổ chức. Chương trình học kiến thức thực hành nghề được thực hiện chủ yếu thông qua các chỉ dẫn không chính thức trong quá trình làm việc, các cuốn cẩm nang tự học và các khóa tương ứng. Phương thức thực hiện đào tạo kiến thức thực hành nghề là các buổi thảo luận kỹ thuật, thảo luận chất lượng, chuyển đổi vị trí và tự học. Điều quan trọng để thực hiện phương thức đào tạo này là giáo dục phổ thông phải tốt và học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông phải có khả năng tự học và tự học vững.

Như vậy, từ kinh nghiệm đào tạo nghề ở các quốc gia phát triển trên có thể thấy những nội dung khá đặc biệt sau: ở Cộng hòa Liên bang Đức đã phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục đào tạo nghề theo hướng hiện đại đa dạng hóa loại hình đào tạo và loại nghề đào tạo. Loại hình đào tạo ở Đức theo hệ thống đào tạo song hành có nghĩa là đào tạo nghề có sự kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành ở các doanh nghiệp. Đây là một điểm đáng chú ý để Việt Nam có thể học tập bởi hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam chỉ chú trọng dạy nghề cho người học nghề tại các trường nghề chứ chưa có sự kết hợp với các doanh nghiệp để người học nghề có thể thực hành tay nghề một cách cụ thể, do đó có thể tương lai người học nghề tiếp xúc với công việc sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ và trở ngại. Còn đối với công tác dạy nghề ở Nhật Bản lại khác biệt, hầu như mô hình đào tạo nghề chủ yểu của Nhật Bản là ở tại các công ty chứ không phải ở các trường dạy nghề. Thanh niên sau khi tốt nghiệp phổ thông có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, khi được các công ty thuê thì họ mới bắt đầu quá trình đào tạo tay nghề. Họ được trau dồi kiến thức lý thuyết và thực hành tay nghề chính trong quá trình làm việc. Điều này có thể thấy người lao động ở Nhật Bản đáp ứng ngay được công việc ngay sau khi họ được tuyển dụng. Đây cũng là một điểm rất mới và quan trọng để Việt Nam tiếp thu học hỏi.

Từ kinh nghiệm đào tạo nghề của các nước, có thể thấy rằng trình độ của nguồn lao động tỷ lệ thuận với trình độ phát triển kinh tế của các nước và ngược lại. Trong khi đó, ở Việt Nam muốn theo kịp trình độ phát triển kinh tế thế giới thì phải nhanh chóng nâng cao trình độ của người lao động. Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công lại rẻ về lâu dài không còn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nữa; bởi hiện nay lợi thế so sánh đang chuyển từ yếu tố tài nguyên, yếu tố vốn vật chất sang NNLCLC. Chất xám trở thành nguồn vốn lớn và là yếu tố quyết định sự tăng trưởng và ổn định của mỗi quốc gia. Việt Nam muốn theo kịp sự phát triển chung của kinh tế thế giới thì phải đi tắt đón đầu khoa học công nghệ hiện đại nhưng Việt Nam lại thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và nhất là công nhân kỹ thuật, do đó càng khó có thể tiếp thu và khai thác có hiệu quả NNLCLC. Chính vì vậy, tiếp thu học hỏi kinh nghiệm đào tạo nghề của các quốc gia phát triển trên thế giới là một bài học quý báu cho Việt Nam về vấn đề đào tạo nghề để nâng cao chất lượng NNL.

Kết luận chương 1

Như vậy, trong chương 1 luận văn đã làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản có tính chất là công cụ nghiên cứu sát với nội dung của đề tài. Có thể nói, NNL có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi một quốc gia. Bởi, NNL chính là động lực phát triển kinh tế xã hội. Do đó, phát triển và nâng cao chất lượng NNL là mục tiêu hàng đầu của giáo dục đào tạo nói chung trong đó có công tác đào tạo nghề nói riêng. Kinh nghiệm các nước phát triển, các nước công nghiệp cũng cho thấy việc chăm lo đầy đủ đến con người là đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển phồn vinh, hưng thịnh của các quốc gia. Điều này minh chứng đào tạo nghề cho người lao động là một yêu cầu cần thiết đối với xã hội. Bởi có giáo dục đào tạo, có đào tạo tay nghề thì người học nghề sau khi ra trường mới có kỹ năng, kỹ xảo làm việc, có chuyên môn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Hơn thế nữa, chất lượng NNL cũng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo nghề có cao thì mới tạo ra một đội ngũ người lao động có tay nghề cao. Và trong chương 1 tác giả luận văn cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. Những yếu tố đó góp phần rất quan trọng vào quá trình đào tạo nghề cho người lao động tại các trường dạy nghề nói chung và tại các trường cao đẳng nghề nói riêng.

Mặt khác, trong chương 1 luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đào tạo nghề, vị trí, vai trò của hệ thống đào tạo nghề nói chung và cao đẳng nghề nói riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là cơ sở để chương 2 và chương 3 của luận văn phân tích đánh giá đúng thực trạng của vấn đề đào tạo nghề ở các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội và đồng thời luận văn đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề ở các trường Cao đẳng nghề thành phố Hà Nội nói riêng và hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 41 - 45)