Thời cơ và thách thức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 75 - 76)

7/ Kết cấu của luận văn

3.1.3Thời cơ và thách thức

Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với dạy nghề ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

* Thời cơ đối với dạy nghề:

Đảng và Nhà nước đã có chủ trương “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”, trong đó có đào tạo nghề và đây là cơ hội cho dạy nghề ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 với yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng đã đặt ra nhiệm vụ và cũng là tạo cơ hội để thúc đẩy phát triển dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Hơn thế nữa, hội nhập quốc tế sâu, rộng đang tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nghề Việt Nam tiếp cận với những kiến thức mới, công nghệ mới, mô hình dạy nghề hiện đại; mở rộng trao đổi kinh nghiệm, có cơ hội tiếp cận, thu hút các nguồn lực bên ngoài cho phát triển dạy nghề.

* Thách thức đối với dạy nghề:

Có thể thấy chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp, xếp thứ 11 trong 12 nước Châu Á được tham gia xếp hạng (năm 2008). Mặt khác, năng suất lao động của Việt Nam (năm 2010) cũng thấp hơn so với Nhật Bản 38,8 lần; Hàn Quốc 16,2 lần; Malaysia 6,6 lần; Thái Lan 2,3 lần; Trung Quốc 1,9 lần và Indonesia 1,4 lần; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực và thế giới (năm 2011 năng lực cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 65/141 nước được xếp hạng). Điều đó có thể thấy

rằng, Việt Nam còn thiếu rất nhiều lao động lành nghề. Bên cạnh đó, thị trường lao động trong nước và thế giới đòi hỏi người lao động phải đạt được chuẩn nghề nghiệp, nhưng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đang xây dựng và mới bước đầu hướng tới chuẩn khu vực và thế giới. Đồng thời, việc phân luồng người học sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề trên phạm vi cả nước đang là “điểm nghẽn” chưa giải quyết được; công tác hướng nghiệp ở cấp trung học cơ sở cũng chưa bài bản, chưa tạo ra “tâm và thế” để người học vào học nghề. Mặt khác, cơ chế quản lý dạy nghề chưa theo kịp sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế - xã hội. Trước những thách thức không nhỏ đặt ra đối với công tác đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn tới có thể thấy rằng Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 75 - 76)