Định hướng phát triển công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 79 - 80)

7/ Kết cấu của luận văn

3.2.2 Định hướng phát triển công tác đào tạo nghề

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, đồng thời căn cứ vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo nghề, định hướng phát triển của hệ thống các trường Cao đẳng nghề trong thời gian tới là:

- Phát triển quy mô trên cơ sở đảm bảo các điều kiện đào tạo và khả năng giải quyết việc làm sau đào tạo. Phát triển cơ cấu ngành nghề đào tạo trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động nói chung. Phát triển đa dạng hóa các hình thức tổ chức liên kết đào tạo, mở rộng loại hình và đối tác liên kết.

- Xác định số lượng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo điều kiện đào tạo của các trường Cao đẳng nghề. Đổi mới phương pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, người học nghề làm trung tâm của quá trình đào tạo.

- Trong quá trình đào tạo nghề, hệ thống các trường Cao đẳng nghề cần phải xây dựng danh mục nghề, tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chương trình và tham gia giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của người học nghề.

- Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, đặc biệt là kỹ năng thực hành nghề. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, xây dụng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đào tạo. Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, thu hút thêm các nguồn lực đầu tư cho hoạt động đào tạo nghề. Tăng cường các hoạt động kiểm tra quá trình đào tạo và đánh giá kết quả của quá trình đào tạo nghề.

Xuất phát từ quan điểm trên, mục tiêu phát triển công tác đào tạo nghề của hệ thống các trường Cao đẳng nghề thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2020 là:

- Đẩy mạnh đào tạo về số lượng (tăng bình quân từ 2,2 đến 2,5%/năm), trong đó chú trọng phát triển nhanh đào tạo công nhân kỹ thuật cấp độ II (lành nghề) và cấp độ III (công nhân kỹ thuật có trình độ cao).

- Mở rộng ngành nghề đào tạo đi đôi với thay đổi cơ cấu đào tạo để phù hợp với công nghệ cao và phát triển nguồn nhân lực của khu vực và quốc gia. Đào tạo một số nghề mũi nhọn phục vụ phát triển kinh tế của thành phố cũng như cả nước.

- Đầu tư mở rộng các trường, trung tâm dạy nghề hiện có của thành phố, đồng thời tranh thủ năng lực của các trường Trung ương đóng trên địa bàn để đào tạo NNLCLC. Phấn đấu đến năm 2020 một số quận của thành phố có trường dạy nghề đào tạo ở tất cả các trình độ từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề đến đại học nghề đảm bảo dạy nghề cho khu vực; thành lập mới từ 3 đến 4 trường dạy nghề (cả trong và ngoài công lập). Trong đó có một số trường công lập do thành phố quản lý nhằm đào tạo lao động có chất lượng cao cho nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, với các nghề mũi nhọn như: Cơ khí, điện dân dụng, điện tử viễn thông, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, may mặc cao cấp, du lịch...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)