Công tác dạy nghề ở Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 40 - 41)

7/ Kết cấu của luận văn

1.4.1 Công tác dạy nghề ở Cộng hòa Liên bang Đức

Đức là đất nước có nền công nghiệp phát triển và có thu nhập quốc dân cao so với các nước phát triển trên thế giới. Tính đến năm 1998, nước Đức đã có trên 30 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm trên 40% trong tổng số dân cư nước Đức, chỉ có 5% là không qua đào tạo. Có được kết quả như vậy do hệ thống giáo dục mà trong đó các cơ sở dạy nghề ở Đức được chính phủ quan tâm và phát triển mạnh. Luật pháp nước Đức quy định trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề đối với người học nghề, đồng thời ở Đức cũng phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục đào tạo nghề theo hướng hiện đại đa dạng hóa loại hình đào tạo và loại nghề đào tạo. Loại hình đào tạo theo hệ thống đào tạo song hành có vai trò lớn trong việc cung cấp lao động có tay nghề cao cho thị trường lao động, đó là quá trình đào tạo nghề có sự kết hợp chặt chẽ giữa dạy lý thuyết ở trường dạy nghề và thực hành ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Đức luôn xác định trách nhiệm và đóng vai trò to lớn trong đào tạo thực hành tay nghề cho người học

nghề, sau khi học xong lý thuyết học sinh học nghề được đào tạo thực hành ngay tại xưởng sản xuất dưới sự hướng dẫn của các giáo viên thực hành và học sinh được tiếp cận ngay máy móc, thiết bị công nghệ mới. Nguồn kinh phí chi cho giáo dục đào tạo nghề ở Đức được xác định rất rõ trong các khoản thuế thu từ doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo, các gia đình có người đi học nghề. Thời gian đào tạo tại các trường dạy nghề của Đức thường kéo dài từ 2; 3 đến 5 năm, trên quan điểm chú trọng thực hành nên thời gian phân bổ cho người học nghề, thời gian dành cho lý thuyết và thực hành theo tỷ lệ 1; 4. Đối với giáo viên dạy nghề ở Đức, sau khi tốt nghiệp Đại học ít nhất là 4 năm phải qua làm việc thực tế tại xưởng 6 tháng và có thời gian thực tế tại trường, nơi sẽ tham gia giảng dạy là 5 tuần. Hai tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với giáo viên dạy nghề là phải có trình độ lý thuyết và kinh nghiệm cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề của nền công nghiệp và tiến bộ kỹ thuật mới. Còn đối với người học nghề, người học nghề có quyền lựa chọn nơi học tập, họ ký hợp đồng học tập với trường nơi họ đăng ký học. Kết thúc khóa học người học nghề phải qua kỳ thi sát hạch cuối cùng của một hội đồng, trong đó những thành viên của Hội đồng là những người có chuyên môn cao làm việc tại hội đồng. Chứng chỉ nghề được cấp theo quyết định của hội đồng. Nhờ áp dụng những chính sách khuyến khích như vậy nên ngay từ những năm 1990 ở Đức đã có trên 70% những người đang làm việc đều đã qua đào tạo nghề và được cấp chứng chỉ hành nghề, trong số đó có tới 20% đạt trình độ tay nghề cao tương đương với trình độ kỹ sư tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng kỹ thuật chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)