Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 28 - 31)

7/ Kết cấu của luận văn

1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao

Yếu tố phát triển kinh tế:

Trình độ của nền kinh tế có tác động rất lớn đến chất lượng NNL bởi vì đó là cơ sở để xác định tiền lương, thu nhập, cải thiện mức sống và nâng cao dân trí của các tầng lớp dân cư cũng như của người lao động. Khi thu nhập được nâng cao các hộ gia đình mới cải thiện được chế độ dinh dưỡng, mới có điều kiện tài chính để chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế… Do đó mà sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội của dân cư được nâng cao thì chất lượng NNL được cải

thiện. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là cơ sở để tăng tích lũy, đầu tư, thúc đẩy tái sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng quyết định tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Bởi lẽ tăng trưởng kinh tế là cơ sở để chính phủ các quốc gia nâng cao năng lực tài chính để tăng đầu tư cho các chương trình mục tiêu về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe y tế, phát triển hoạt động văn hóa, thể thao…nhờ đó mà quy mô giáo dục, đào tạo được mở rộng, chăm sóc sức khỏe dân cư và người lao động được cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao. Các yếu tố này có tác động tích cực đến trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe của dân cư, người lao động và cũng có nghĩa là tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực.

Yếu tố chăm sóc sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng:

- Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ của con người. Cuộc sống ngày càng phát triển đi cùng với sự nâng cao không ngừng của chất lượng sống thì dinh dưỡng trở thành một yếu tố được quan tâm nhiều nhất. Một chế độ dinh dưỡng tốt, hợp lý không những giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng mà còn giúp tinh thần luôn sảng khoái, minh mẫn. Thiếu dinh dưỡng dẫn đến thể lực ốm yếu, khả năng miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, suy giảm nghiêm trọng khả năng làm việc và tác động tiêu cực tới chất lượng NNL. Suy dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kì mang thai; sự thiếu thốn lương thực, thực phẩm trong thời kì sinh nở và lúc nuôi con nhỏ đều là nguy cơ bệnh tật và sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển thể lực và tinh thần của trẻ em cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập, khả năng làm việc của nguồn nhân lực tương lai.

- Yếu tố chăm sóc y tế: Tính hiệu quả của hệ thống y tế và khả năng tiếp cận của người dân với hệ thống này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

các thế hệ của nguồn nhân lực. Chăm sóc y tế tác động đến chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở các mặt: Thông qua chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe trẻ em, tư vấn về dinh dưỡng, phòng bệnh tật… đảm bảo cho thế hệ nhân lực tương lai có thể lực, tinh thần khỏe mạnh. Đồng thời, cơ chế, chính sách y tế phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các tầng lớp dân cư, người lao động đều có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, kể cả các dịch vụ tư vấn chăm sóc về mặt dinh dưỡng và phòng bệnh thường xuyên và do đó sẽ có tác động đến chất lượng nguồn nhân lực ở phạm vi rộng lớn.

Yếu tố giáo dục - đào tạo, trình độ chuyên môn kĩ thuật:

Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo càng cao, quy mô nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật càng mở rộng bởi vì giáo dục và đào tạo là yếu tố cơ bản để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của nền kinh tế. Giáo dục và đào tạo đem lại những lợi ích to lớn lâu dài cho cá nhân và xã hội. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước phát triển đã chứng tỏ đầu tư giáo dục và đào tạo đem lại tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả xã hội thường cao hơn so với đầu tư vào các ngành kinh tế khác. Như vậy, NNLCLC không phải tự nhiên có được mà phải thông qua quá trình giáo dục đào tạo lâu dài và phù hợp với yêu cầu của tiến bộ xã hội. Giáo dục chính là yếu tố cơ bản để hình thành, phát triển ở mỗi con người nhân cách, sức lao động, tạo ra cho con người sự phát triển hài hòa cả về thể lực, trí lực và tâm lực.

Chính sách của chính phủ:

Vai trò của chính phủ có tầm quan trọng rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Ngoài các chính sách của chính phủ về kinh tế - xã hội hướng vào đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe chung nhân dân…thì còn có các chính sách khác có tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực ví dụ như: Luật giáo dục, chính sách xã hội hóa giáo dục, chính sách phát triển

các cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế, chính sách đầu tư cho giáo dục…

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)