Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các nước đang

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 25 - 28)

7/ Kết cấu của luận văn

1.1.2.1 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các nước đang

người lao động phải có những phẩm chất cần thiết như: có ý thức tổ chức kỷ luật; tự giác trong lao động, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tác phong làm việc nhanh nhẹn, chính xác, có lương tâm nghề nghiệp…Tuy nhiên trong thực tế ở nước ta lực lượng lao động vẫn còn hạn chế về ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của người sử dụng lao động, nên còn một tỷ lệ đáng kể lao động không tìm kiếm được việc làm thích hợp hoặc làm không đúng với trình độ và nghề được đào tạo. Do đó đây cũng là một tiêu chí khá quan trọng cần được bồi dưỡng cho người lao động để nâng cao hơn nữa chất lượng NNL.

1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong điều kiện phát triển kinh tế hiện đại phát triển kinh tế hiện đại

1.1.2.1 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các nước đang phát triển phát triển

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của nó.

Một là: NNLCLC là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

Nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ… luôn có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. C.Mác cho rằng con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất. Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer cũng nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, theo ông "Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên" [56, tr. 69]. Chính điều này đã khẳng định rằng so với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là NNL, chính là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay, một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện tự nhiên cũng không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo tức là NNLCLC. Như vậy, nhân tố đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia chính là NNLCLC chứ không chỉ là nguồn tài nguyên hay vốn vật chất dồi dào.

Hai là: Nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chủ yếu để tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức.

Thực tế, quá trình CNH ở các quốc gia trên thế giới cho thấy: trong tiến trình CNH, nếu nước nào biết dựa vào việc khai thác và sử dụng năng lực của

nguồn nhân lực, thì luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định như Nhật Bản, Phần Lan, Ireland...là những nước trước đây rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, nhưng ngày nay đã vươn lên thành những quốc gia giàu có hàng đầu. Không ai nhiều dầu lửa hơn các nước Trung Đông, nhưng chưa có quốc gia nào ở đó vượt lên để gia nhập vào nhóm “các nước phát triển” mà mãi vẫn dừng lại ở “các nước đang phát triển”. Không đâu đất đai rộng lớn hơn châu Phi nhưng hầu hết các quốc gia đó vẫn đang ở mức "kém phát triển”. Từ thực trạng đó có thể thấy rằng những quốc gia “kém phát triển” này chưa có được đội ngũ NNLCLC.

Mặt khác, hiện nay, xu thế hình thành nền kinh tế tri thức là một xu thế mới của thời đại trong thế kỷ XXI. Bất kì quốc gia nào muốn hình thành nền kinh tế tri thức, trước tiên phải hiểu và nắm bắt được một cách chính xác đặc trưng và bản chất của nền kinh tế tri thức. Đối với các quốc gia đang phát triển, nơi mà trình độ nhận thức và tư duy của đại bộ phận NNL còn bị hạn chế bởi chính những giới hạn thấp của trình độ phát triển kinh tế đất nước thì việc có một lực lượng đủ khả năng đóng vai trò tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức là điều kiện quan trọng hàng đầu để xây dựng nền móng cho quá trình đó. Như vậy, ở mỗi quốc gia lực lượng lao động có trình độ được đào tạo cao, có phẩm chất đạo đức và có khả nămg thích ứng và sáng tạo tri thức hiện đại để đảm nhận vai trò tiếp cận với nền kinh tế tri thức đó là NNLCLC. Nếu lực lượng này không đủ khát vọng, tầm nhìn, tư duy để thực hiện vai trò của mình trong việc nắm bắt và tiếp cận nền kinh tế tri thức của thời đại ngày nay thì dân tộc đó sẽ không có lực khởi động trên hành trình hướng tới nền kinh tế tri thức. Như vậy, có thể noi NNLCLC chính là lực lượng tiên phong trong việc tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức.

Ba là: Đối với các nước đang phát triển NNLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và thông tin, sự giao lưu trí tuệ và tư tưởng liên minh kinh tế giữa các khu vực trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Một trong những yếu tốchủ chốt thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của các quốc gia đó chính là NNLCLC. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới nếu quốc gia nào chỉ có lực lượng lao động đông và giá rẻ thì sẽ không thể tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, mà đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao. Chính nhờ lực lượng lao động có trình độ cao mà Nhật Bản và các nước Nics sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng cao, có sức cạnh tranh lớn với nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Như vậy, có thể nói rằng để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn thì yếu tố quyết định chính là có được đội ngũ NNLCLC.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)