7/ Kết cấu của luận văn
1.2.2 Vị trí và vai trò của hoạt động đào tạo nghề nói chung và các trường
trường Cao đẳng nghề nói riêng trong hệ thống Giáo dục – đào tạo
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững, sự tiến bộ vượt bậc cho mỗi quốc gia là giáo dục – đào tạo trong đó có đào tạo nghề. Cùng với sự đóng góp quan trọng đó giáo dục – đào tạo đã tham gia trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển NNL. Điều này cho thấy phát triển mạnh giáo dục – đào tạo trong đó có công tác đào tạo nghề là một yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng NNL.
Để công tác đào tạo nghề thực sự đạt hiệu quả không thể không kể đến vai trò của các trường dạy nghề trong hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và hệ thống các trường cao đẳng nghề nói riêng. Hành trang cần thiết cho từng cá nhân để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, có khả năng thích ứng với xu thế hội nhập thì cần phải được đào tạo tay nghề có chuyên môn cao, có kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe tốt và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, vị trí và vai trò của hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và hệ thống các trường cao đẳng nghề nói riêng rất quan trọng. Bởi, giáo dục
đào tạo đặc biệt là công tác đào tạo nghề đào tạo trực triếp NNL cho xã hội. Đào tạo nghề có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức và các cấp trình độ khác nhau. Đào tạo nghề hiện nay có 3 cấp trình độ đào tạo là Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Căn cứ vào thời gian, đào tạo nghề gồm có: Đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo nghề dài hạn. Đào tạo nghề dài hạn (có thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm) là hình thức đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề cả về lý thuyết và thực hành, đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nguồn nhân lực kỹ thuật cho sản xuất. Đào tạo nghề ngắn hạn (thời gian đào tạo dưới 1 năm): Chủ yếu rèn luyện kỹ năng thực hành, truyền lại cho người học nghề những công nghệ mới, bí quyết công nghệ được sử dụng trong quá trình sản xuất. Đào tạo nghề nhằm giúp người học nghề có được các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghề nghiệp ở trình độ chuyên môn nhất định để có thể làm việc theo nghề đó sau khi tốt nghiệp, đồng thời có thể giáo dục cho họ những phẩm chất nghề nghiệp như lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động sản xuất. Đồng thời, qua dạy nghề người học có được các kiến thức và cơ sở khoa học của nền sản xuất nói chung, có được kỹ năng, kỹ xảo sản xuất, biết sử dụng các thiết bị sản xuất, các công cụ lao động để có thể tự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Qua dạy nghề, người học có thể trở thành người lao động trực tiếp ở một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, được làm quen với các nguyên vật liệu, các thiết bị và các kỹ năng nghề nghiệp mới cho phép họ có khả năng thích ứng nhanh với mọi thay đổi mới của nền sản xuất hiện đại.
Như vậy, công tác giáo dục đào tạo nói chung đặc biệt là công tác đào tạo nghề ở các trường dạy nghề nói riêng có vai trò và vị trí quyết định đến chất lượng đào tạo ra đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề, có trình độ, có kỹ
năng, có phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh để góp phần nâng cao chất lượng NNL cho đất nước.