Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển công tác đào tạo nghề ở Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 45 - 50)

7/ Kết cấu của luận văn

2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển công tác đào tạo nghề ở Việt

Việt Nam

Đào tạo nghề ở Việt Nam có lịch sử phát triển khá lâu dài, gắn liền với sự phát triển của các làng nghề, cơ sở sản xuất nông nghiệp. Mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển công tác đào tạo nghề ở Việt Nam là khi Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật được thành lập vào năm 1969. Lịch sử công tác đào tạo nghề ở Việt Nam được chia thành các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1969 – 1975:

Mặc dù đây là thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng Việt Nam: Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, song Đảng, Nhà nước vẫn nhìn thấy nhu cầu nhân lực cho hai nhiệm vụ cách mạng giải phóng miền Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nên đã có quyết sách đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật được thành lập trực thuộc Bộ Lao Động là sự thể hiện rõ quyết sách này. Nhiệm vụ quan trọng của Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật là xây dựng phát triển đào tạo công nhân kỹ thuật, trong đó có việc xây dựng, phát triển hệ thống các trường công nhân kỹ thuật và đưa hàng vạn thanh niên đi đào tạo, làm việc ở các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Cộng Hoà Liên Bang Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc …). Tính đến hết năm học 1974 – 1975, miền Bắc đã có 185 trường dạy nghề với quy mô đào tạo hệ dài hạn lên đến 160.000 học sinh; cả nước có 600.000 công nhân và nhân viên phục vụ .

- Giai đoạn 1975 – 1986:

Sau khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật đã tiếp quản và đưa 28 trường học kỹ thuật và 10 trung

tâm huấn luyện ở miền Nam vào hoạt động. Quan hệ quốc tế về đào tạo nghề được mở rộng, nhiều nước xã hội chủ nghĩa anh em như Liên Xô, Cộng Hoà Dân chủ Đức, Hunggari,…đã giúp Việt Nam xây dựng các trường Công Nhân kỹ Thuật .

Mặt khác, trong giai đoạn này đào tạo nghề Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể: Hệ thống các trường sư phạm kỹ thuật và hệ thống trung tâm dạy nghề ở các tỉnh, quận, huyện trong phạm vi cả nước được hình thành…để đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động theo phương châm: “Nhà nước, tập thể và người dân cùng chăm lo sự nghiệp dạy nghề” [46, tr. 49]; quan hệ quốc tế tiếp tục được phát triển. Tính đến hết năm học 1985 – 1986 cả nước đã có 05 trường sư phạm kỹ thuật, 298 trường dạy nghề, 220 trung tâm dạy nghề với quy mô đào tạo dài hạn 113.000 học sinh.

- Giai đoạn 1986 – 1998 :

Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới: Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Vào tháng 2 năm 1986, Tổng cục Dạy nghề được sáp nhập vào Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp, thành Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Trong giai đoạn này, quy mô đào tạo được chú ý, chất lượng đào tạo được nâng lên. Đặc biệt, Nghị Quyết Trung Ương 4 (khoá VII) và Nghị Quyết Trung Ương 2( khoá VIII ) đều đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” [12, tr. 37]. Tính đến năm học 1997 – 1998, cả nước đã có 05 trường sư phạm kỹ thuật dạy nghề, 151 trường Dạy nghề, 150 trung tâm dạy nghề, quy mô đào tạo hệ dài hạn là 90.234 học sinh. Điều nổi bật nhất trong giai đoạn này là đào tạo nghề ngắn hạn phát triển nhanh, đồng thời xuất hiện xu hướng chuyển một số trường dạy nghề lên bậc Trung học Chuyên nghiệp. Nhìn chung giai đoạn này, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do dạy nghề chưa đặt đúng tầm của nó, dẫn đến tình

trạng số trường dạy nghề giảm mạnh, thiếu sự quan tâm đến đào tạo nghề, quy mô đào tạo thu hẹp lại – mặc dù nhu cầu đang đòi hỏi tăng cao.

- Giai đoạn từ năm 2001 – 2010:

Trong mười năm 2001 - 2010, công tác đào tạo nghề ở Việt Nam đã phục hồi và có bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đồng thời, Việt Nam đã thiết lập được hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ và thống nhất về dạy nghề; hình thành hệ thống dạy nghề chính quy với 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) và dạy nghề thường xuyên. Mạng lưới cơ sở dạy nghề mở rộng, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền. Năm 2010 cả nước có 123 trường cao đẳng nghề (trong đó có 33 trường ngoài công lập), 300 trường trung cấp nghề (trong đó có 94 trường ngoài công lập); 810 trung tâm dạy nghề (trong đó có 296 trung tâm ngoài công lập) và hơn 1000 cơ sở khác (các cơ sở giáo dục - đào tạo, doanh nghiệp,…) tham gia dạy nghề. Số lượng tuyển sinh dạy nghề tăng từ 887,3 ngàn người (ngoài công lập 170 ngàn) năm 2001 lên 1,748 triệu người (ngoài công lập 625 ngàn) năm 2010, tăng 1,96 lần, trong đó trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề tăng 2,2 lần. Mạng lưới cơ sở dạy nghề ở Việt Nam được mở rộng, quy mô đào tạo tăng đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2010 đạt 30%, tăng 4% so với mục tiêu Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 đề ra.

Bảng 2.1: MẠNG ƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2001 - 2011 Đơn vị tính: Cơ sở Sssssdp[fcSSTT Trường, Trung tâm dạy nghề 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Trường CĐN 62 92 107 123 136 Trong đó: Ngoài công lập 7 22 26 33 34 2 Trường Trung cấp nghề 180 214 280 300 308 Trong đó: Ngoài công lập 26 53 87 94 99 3 Trường dạy nghề 156 206 219 230 236 262 52 27 15 10 Trong đó: Ngoài công lập 10 15 19 29 36 58 36 17 10 10 4 Trung tâm dạy nghề 150 190 250 335 404 599 656 684 777 810 849 Trong đó: Ngoài công lập 60 70 80 100 155 201 239 250 280 296 324 Tổng số 306 396 469 565 640 861 950 1017 1179 1233 1292

Mặt khác, các nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, từng bước phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Danh mục nghề đào tạo đã được các Bộ, ngành xây dựng dựa trên nhu cầu của thị trường lao động. Đến năm 2010 đã có danh mục nghề của 379 nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng, 441 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp (tăng 185 nghề so với năm 2001). Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất phát từ thực tiễn sản xuất; trên cơ sở phân tích nhiệm vụ, công việc của người lao động, thiết kế các mô đun đào tạo tích hợp giữa lý thuyết và thực hành thay thế cho chương trình dạy nghề theo môn học được xây dựng tách rời giữa lý thuyết và thực hành. Toàn ngành đã xây dựng được 194 bộ chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề. Cán bộ quản lý dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề đã được bố trí đảm bảo theo chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định. Chất lượng đội ngũ quản lý đã được nâng lên, số có trình độ trên đại học trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề chiếm 9,2%; trình độ đại học chiếm 69,3% và cao đẳng chiếm khoảng 7%. Có gần 35 % số cán bộ quản lý các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và 18,8% cán bộ quản lý ở các trung tâm dạy nghề đã qua đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục - đào tạo. Giảng viên, giáo viên dạy nghề (gọi chung là giáo viên dạy nghề) tăng nhanh về số lượng (năm 2010 có khoảng 33.000 giáo viên dạy nghề, tăng gần 4 lần so với 2001) và chất lượng từng bước được nâng lên về chuẩn trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm. Về cơ bản, giáo viên trong các cơ sở dạy nghề đã đạt chuẩn trình độ đào tạo; 85% giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề, 75% giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề và 49% giáo viên dạy trong các trung tâm dạy nghề đạt chuẩn trình độ sư phạm. Hiện có khoảng 46,3% số giáo viên dạy tích hợp được cả lý thuyết và thực hành nghề. Cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở dạy nghề đã được tăng cường, đảm bảo được các thiết bị thực hành cơ bản. Tại các trường được đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều thiết bị được tăng cường, bổ sung phù hợp với kỹ thuật, công nghệ

trong sản xuất ở các trường thụ hưởng từ các dự án ODA cơ sở vật chất, thiết bị được đầu tư tương đối đồng bộ và hiện đại. Phong trào tự làm thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề đã bổ sung nhiều thiết bị cho giảng dạy và thực hành. Mặt khác, các điều kiện đảm bảo chất lượng được cải thiện nên chất lượng và hiệu quả dạy nghề trên phạm vi cả nước đã có bước chuyển biến tích cực, đào tạo nghề đã gắn với sử dụng lao động. Kỹ năng nghề của học sinh tốt nghiệp các cơ sở dạy nghề đã được nâng lên. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, 80% - 85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng trình độ đào tạo; 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lên. Ở một số nghề (nghề hàn, nghề dịch vụ nhà hàng, nấu ăn, thủy thủ tầu biển, thuyền trưởng, và một số nghề thuộc lĩnh vực viễn thông…), kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Lao động qua đào nghề tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%.

Có thể nói, dạy nghề đã góp phần bước đầu vào phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học nghề. Đã có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong việc thực hiện phân luồng. Số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học nghề đã tăng dần qua các năm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)