7/ Kết cấu của luận văn
2.2.1.2 Các nội dung trong quá trình đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
đẳng nghề Hà Nội
* Về mục tiêu đào tạo:
Tất cả các trường cao đẳng nghề của thành phố Hà Nội khi tiến hành hệ thống đào tạo nghề của mình đều tuân thủ theo mục tiêu đào tạo nghề của Luật Dạy nghề năm 2006 ban hành. “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước„. Mục tiêu đào tạo của các trường nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
* Về nội dung chương trình đào tạo:
Căn cứ vào trình độ đào tạo, các khoá đào tạo của các nhà trường cao đẳng nghề Hà Nội phân ra làm 3 loại: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Và căn cứ vào hình thức đào tạo thì có 2 loại đào tạo là dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Đối với đối tượng tuyển sinh có đầu vào tốt nghiệp Phổ thông trung học tương ứng với cấp trình độ đào tạo hệ Cao đẳng nghề đào tạo 36 tháng. Đối với đối tượng tuyển sinh có đầu vào tốt nghiệp Trung học cơ sở tương ứng với cấp trình độ đào tạo hệ Trung cấp nghề đào tạo 24 tháng hoặc hệ Sơ cấp nghề đào tạo từ 3 tháng đến dưới một năm.
Nhìn chung, nội dung dạy nghề ở các trường cao đẳng nghề đều phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ. Đồng thời, phương pháp dạy nghề ở các trường cao đẳng nghề Hà Nội đều kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề cho học sinh cùng với việc trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm của học sinh.
Nói chung, về cơ bản chương trình đào tạo nghề của các trường được xây dựng khá bài bản với sự tham gia của cán bộ, giáo viên trường và các chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Các chương trình đều thoả mãn các yêu cầu, đó là: bảo đảm được mục tiêu dạy nghề, bảo đảm được tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ, của thị trường lao động. Mặt khác, chương trình cũng phân bố hợp lí thời gian giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các môn học, mô-đun để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề có hiệu quả. Bên cạnh đó, tính liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề được đảm bảo.
Nội dung chương trình đào tạo của các trường đều theo đúng quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Cụ thể có các nội dung như: trong khối kiến thức chung: học sinh các trường đều bắt buộc phải học các môn theo quy định của Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đó là các môn Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng. Ngoài ra, học sinh bắt buộc phải học các môn thuộc khối kiến thức văn hoá cơ bản và khối kiến thức theo chuyên ngành. Bên cạnh đó, việc phân bổ thời gian cho các môn học và môđun đào tạo nghề
được quy định như sau: Thời gian dành cho các môn học, môđun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 75%-85 % dành cho các môn học, môđun đào tạo nghề tự chọn chiếm 15%-25%; Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm 15%-35%, thực hành chiếm 65%-85%.
Về giáo trình dạy nghề được áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề Hà Nội đều tuân thủ yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 29 của Luật Dạy nghề đều phải tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong nhà trường.
Đối với giáo viên dạy nghề ở các trường cao đẳng nghề Hà Nội hầu hết giáo viên các trường đều tốt nghiệp đại học, có trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm bậc II và một số giáo viên các trường có trình độ sau đại học. Mặt khác, về cơ bản giáo viên các trường cao đẳng nghề đều có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đực, nghề nghiệp, lối sống; có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm nghề nghiệp có khả năng đáp ứng được nhiệm vụ giảng dạy của nhà trường.
Bảng 2.3: Số lượng GV các trường CĐN Hà Nội được chia theo trình độ
Số lượng GV các trường CĐN Hà Nội được chia theo trình độ
Tống số GV Tiến sĩ Tỷ lệ Thạc sĩ Tỷ lệ Đại học Tỷ lệ Cao đẳng Tỷ lệ Trung cấp Tỷ lệ 2000 63 3,1% 570 28,5% 1558 77,9% 400 20% 42 2,1%
* Về quy mô đào tạo của các trường cao đẳng nghề Hà Nội
Bảng 2.4: Số lượng học sinh đang theo học tại các trường cao đẳng nghề Hà Nội
Đơn vị tính: Học sinh, sinh viên
Các trường CĐN Số lượng học sinh đào tạo
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
CĐN Cơ điện Hà Nội 800 900 1100 1200
CĐN Điện 700 750 900 950 CĐN Phú Châu 450 500 600 650 CĐN Đường Sắt 400 450 500 535 CĐN kỹ thuật thiết bị y tế 450 500 600 650 CĐN Thăng Long 400 500 550 650 CĐN Trần Hưng Đạo 400 450 500 550 CĐN Bách Khoa 450 550 600 650
(Nguồn Báo cáo kết quả số học sinh theo học tại các trường cao đẳng nghề Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2011)
Nhìn trên bảng thống kê trên có thể thấy số lượng học sinh theo học tại trường cao đẳng nghề thành phố Hà Nội đều tăng dần theo các năm. Điều này chứng tỏ công tác tuyển sinh ở các nhà trường đã được chú trọng và nâng cao.
* Về cơ cấu đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên của các trường cao đẳng nghề Hà Nội đều tuân thủ theo yêu cầu của Điều 58 Luật Dạy nghề. Giáo viên dạy nghề các trường cao đẳng nghề có những tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật giáo dục. Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề được quy định như sau: Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề
cao. Như vậy, hầu hết đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng nghề Hà Nội đều đạt tiêu chuẩn, có phẩm chất đạo đức và có năng lực làm việc.
Bảng 2.5: Số lượng và trình độ chuyên môn của giáo viên tại một số trường cao đẳng nghề Hà Nội
Đơn vị tính: người CÁC TRƯỜNG CĐN Tổng số giáo viên cơ hữu
Chia theo trình độ được đào tạo
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ CĐN Cơ điện Hà Nội 112 3 2,68% 65 58,04% 100 89,26 % 10 8,92 % 2 0,01 % 0 0 % CĐN Điện 111 3 2,70% 59 53,15% 98 88,3% 10 9,01 % 2 1,81 % 1 0,9% CĐN Phú Châu 98 2 2,04% 48 69,6% 69 70,41 % 20 20,4 1% 5 5,1% 4 4,01% CĐN Đường Sắt 89 2 2,25% 56 62,9% 65 73,03 % 20 22,4 7% 3 3,37 % 1 1,12% CĐN kỹ thuật thiết bị y tế 97 2 2,06% 78 80,41% 89 91,76 % 6 6,19 % 2 2,06 0 0% CĐN Thăng Long 86 1 1,16% 45 52,33% 68 79,01 % 10 11,6 2% 6 6,98 % 2 2,33% CĐN Bách Khoa 93 2 0,02% 48 51,61% 87 93,6% 6 6,45 % 2 2,15 % 2 2,15% CĐN Trần Hưng Đạo 89 2 2,24% 47 52,8% 64 71,9% 25 28,0 8% 6 6,74 % 4 4,49%
( Số liệu thống kê năm 2010 của các trường cao đẳng nghề thành phố Hà Nội)